Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Phiên khác
biêu 標
◎ Nôm: 𱍶 / 鑣 / 䮽 / 鏕 / 󱢌 âm THV. AHV: tiêu, phiêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Tiêu: ngọn cây” (標木末也). Lư Thậm bài Tặng lưu côn thi có câu: “lụa nàng thướt tha, giăng ở ngọn tùng” (綿綿女蘿,施于松標 miên miên nữ la, thi vu tùng tiêu). Tiếng Khách Gia: piau¹, biau¹, beu¹, peu¹. Âm HTC: *piauh [Schuessler 1988: 167]. Đây đồng thời là nguyên từ của cây nêu < 標幟 (áo cà sa mắc ở đầu ngọn sào là sự xác chỉ cho lãnh thổ của nước Phật), còn một số âm trại khác như bêu trong bêu đầu, nêu trong nêu danh, têu trong đầu têu. “biêu danh: nêu danh, dán danh” [Paulus của 1895: 57; n nam 1984: 44-49; MQL 2001: 1206]. 䮽. Phiên khác: biều (TVG), miều: cái quý, cái tốt (ĐDA), lèo: giải thưởng (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nêu cao (vinh dự). Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử, ai thấy Di Tề có thửa tranh. (Tự thuật 113.7).
tt. <từ cổ> vẻ vang, vinh dự, đáng được mọi người coi làm gương, “tiết biêu: tiết hạnh rỡ ràng” [Paulus của 1895: 57]. Phồn hoa chẳng dám, ngặt yên phận, trong thế, anh hùng ấy mới biêu. (Tự thuật 116.8).
dt. <từ cổ> cái được nêu lên đại diện cho những cái khác cùng loại, như trong tiêu biểu, tiêu chuẩn. Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch từ chữ đại phiêu 大標: trỏ nhân phẩm cao thượng của người quân tử đáng làm tiêu chuẩn cho muôn đời. Trong sách giải âm, chữ biêu dịch chữ “đệ”, ví dụ: sang năm ứng thí ắt lĩnh biêu tiến sĩ (TKML qii: 77b), ngươi nhuận chi mới đến kẻ chợ, rút được biêu tiến sĩ (TKML q.iii: 59a) [N Tân 2013: 111].
dt. <từ cổ> (loại từ) cái, sự. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1).
bèo 苞 / 䕯
dt. loại cây thuỷ sinh trên mặt nước. Ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ương sen. (Thuật hứng 69.3).
dt. (bóng) ví thân phận bé nhỏ không tự quyết định được đời mình, phải nổi nênh theo dòng đời, hoặc trỏ thân tha hương dịch chữ bình 萍, trong chữ lục bình. Tưởng thân hư ảo nổi bằng bèo, chí cũ công danh vuỗn rã keo. (Mạn thuật 32.1)‖ Vi Trang 韋庄 trong bài Dữ đông ngô sinh tương ngộ có câu: “mười năm thân dạt như bèo, khóc nhau tóc trắng dải lèo lệ tuôn” (十年身事各如萍, 白首相逢泪满纓 thập niên thân sự các như bình, bạch thủ tương phùng lệ mãn anh). Vương Bột trong bài Đằng vương các tự có câu: “Ải non khó vượt, ai buồn cho kẻ lênh đênh? bèo nước gặp nhau, thảy đều tha hương đất khách.” (關山難越, 誰悲失路之人?萍水相逢, 盡是他鄉之客 quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân? bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.). Phiên khác tại 32.1: bào: bọt, bóng nước, dẫn câu “nhân sinh tại thế nhược phù âu” trong khoá hư lục. (TVG, Schneider). Xét, chữ “bào” là từ gốc Hán “泡”, trong “bào ảnh”, “nghĩ thân phù thế mà đau. Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.” (Nguyễn Gia Thiều - cung oán ngâm khúc). Xét, phiên “bèo” để bắt vần với “keo”, “chèo”, “nghèo”, “eo” [PL 2012: 341]. cn bèo bọt, bèo mây, bèo nước.
bấm 𡀀
◎ {khẩu 口+ bẩm 稟}. Kiểu tái lập: *kbấm. Ss đối ứng pɤm, bɤm (15 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 176]. Phiên khác: gẫm (TVG, BVN, PL), ngẫm (MQL).
đgt. dùng đầu ngón cái đếm các đốt ngón tay để tính toán hay liệt kê các việc, tương ứng với chữ khuất chỉ nhất toán 屈指一算 (bấm đốt mà tính). Bấm trong nhàn nào thửa được, đầy song hoa nở, tiếng chim kêu. (Bảo kính 164.7)‖ Dấu cũ khai nguyên bấm móng tay. (Hồng Đức 4a). Bấm tay này hẳn có người tình chung. (nhị độ mai, 55).
bậu 部
◎ Ss đối ứng: pậu là “người ta, chúng nó”, từ để gọi bạn bè kém tuổi mình (Tày) [HTA 2003: 399], vậu [HTA 2003: 576-577], Phng. miền Trung: bậu là từ nam giới dùng để gọi vợ [Alves 2012: 4]. Phiên khác: mỗ bộ (TVG, MQL, PL), mấy bộ (ĐDA). Chú giải: “Nguyễn Trãi từng làm Thượng thư bộ lại, nay về ẩn, nên nói xin làm một bộ nào đó (bộ này không có trong cơ chế của triều đình) để quản lý núi sông, tức cảnh ẩn dật” [MQL 2001: 854]. Tồn nghi.
dt. <từ cổ> “bậu: bạn” [Rhodes 1651 tb1994: 37], trong bậu bạn, bậu gốc Việt, bạn (伴) gốc Hán. Xin làm mỗ bậu quản giang san, có biết đâu là sự thế gian. (Tự thán 95.1). Nghèo như nhà bậu mai rau chiều cháo, đây anh cũng ngồi mà nghĩ bổ báo đền ơn. cd
bện 緶 / 編
◎ Nôm: 𥾽 / 卞 âm HTC *pên [Schuessler 1988: 165]. AHV: biền. Sách Ngọc Thiên ghi: “Biền: may” (緶,縫衣也). Sách Thuyết Văn thông huấn định thanh ghi: “Biền: may khíu hai mép lại” (緶, 縫緝其邊曰缏). Hán Việt tự điển ghi: “緶 biền: đánh dây, bện” [Thiều Chửu 1999: 440]. x. buộc bện. Ss đối ứng: phẳn (Tày) [HTA 2003: 405], ben, pen (4 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 178], palạnh, kom (Katu) [NH Hoành 1998: 248]. Nôm: 𥾽. Phiên khác: bợn: vướng (MQL).
đgt. HVVD “vướng víu” [PL 2012: 61], “quấn quýt, luẩn quẩn” [TVG, 1956: 34]. Nợ quân thân chưa báo được, hài hoa còn bện dặm thanh vân. (Ngôn chí 12.8)‖ (Tích cảnh 206.2).
bồ bặc 匍匐
◎ Nôm: 暴匐 Viết nhầm do gần âm. [Schneider 1987: 384]. bồ bặc: bò lê trên mặt đất, sau trỏ nghĩa quy phục, nên hậu kỳ còn được viết là 匍伏 và 俯伏 (phủ phục). bồ 匍 là nguyên từ của (bò lê). Kinh Thi phần Đại nhã bài Sinh dân có câu: “ấy thực bò lê, lên gò lên núi” (誕實匍匐,克岐克嶷). Chu Hy chua: “bồ bặc: tay chân cùng bò” (匍匐,手足并行也). Kinh Thi phần Bắc phong bài Cốc phong ghi: “Phàm dân có tang, bồ bặc đến cứu” (凡民有喪,匍匐救之). Trịnh Huyền viết lời tiên rằng: “bồ bặc: ý nói hết sức vậy” (匍匐,言盡力也) [Hướng Hy 1988: 339]. bồ bặc đối với ân cần, đều là các từ gốc Hán. Nghĩa “hết sức” gần nghĩa với ân cần, nghĩa “quỵ luỵ” trái với ân cần, đều lọn nghĩa. Phiên khác: bạo bặc: bội bạc [ĐDA 1976: 790], bạo bặc: nhiệt tình, vồ vập [NQH 2006: 29], bao bọc [MQL 2001: 962-963]. Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> hết sức giúp đỡ. Những kẻ ân cần khi phú quý, hoạ ai bồ bặc khuở gian nan. (Bảo kính 139.4).
bợ 把
◎ Phiên khác: bẻ cây = tỉa cây (ĐDA), bả cây: dựa vào cây (Schneider), bả cây: chăm nom (PL). Nay theo TVG, BVN.
đgt. <từ cổ> “nâng phía dưới mà đỡ lên. bợ lấy: chịu lấy, nâng lên” [Paulus của 1895: 9], dấu tích còn trong từ bợ đỡ (bợ = đỡ, sau mới có nghĩa phái sinh là trỏ những kẻ hay đi hầu hạ phục dịch để lấy lòng người khác). ở đây trỏ việc nâng niu chiêm ngưỡng bông hoa. Xét, muốn “hớp nguyệt” thì phải “nghiêng chén”, cũng vậy muốn “xem hoa” thì phải “bợ cây”, như vậy là chuẩn đối, các hành động đều hướng về một đối tượng. Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén, ngày vắng xem hoa bợ cây. (Ngôn chí 11.4).
bụi bụi 倍倍 / 配配 / 蓓蓓
◎ Phiên khác: phơi phới (TVG, ĐDA), bủi bủi: rời không dính nhau (Schneider, PL). Có thể phiên bụi bụi và có nghĩa là bụi (phủibụi trong tiếng Việt có quan hệ về trường nghĩa và cả mối liên hệ về âm). Âm bph vẫn thấy quan hệ trong tiếng Việt hiện nay, như ăn mặc bụi bặmmặc phủi. “… ngôn từ dân gian cho thấy trong tiếng Việt cổ có những danh từ chỉ sự vật lặp lại hai lần để chỉ phạm trù số nhiều không xác định. Đặc biệt với những loài nhỏ, thường tập hợp nhiều cá thể thành đám, ví dụ như mẳn mẳn, rặt rặt, sẻ sẻ, sao sáo, châu chấu, cào cào, đòng đong, cấn cấn, liu điu…” [NH Vĩ 2010].
dt. <từ cổ> nhiều bụi. Mấy thu áo khách nhuốm hơi dầm, bén phải Đông Hoa bụi bụi xâm. (Tự thuật 119.2).
đgt. <từ cổ> hoá thành cát bụi. Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi, rêu bụi bụi thấy tiên đâu. (Trần tình 41.8). Mượn ý từ bài Tái đáo Thiên Thai của Tào Đường có câu: “Lại đến Thiên Thai hỏi ngọc chân, rêu xanh đá trắng hoá bụi trần.” (再到天台訪玉真,蒼苔白石已成塵 tái đáo Thiên Thai phỏng ngọc chân, thương đài Bạch Thạch dĩ thành trần).
chiềng 呈
◎ Nôm: 廛 AHV: trình, âm phiên thiết: trành, đọc âm THV [An Chi 2006 t5: 148]. Phiên khác: gìn (PL), nhìn (ĐDA).
đgt. <từ cổ> tâu lên cho biết. Chiềng cho biết nay dường ấy, chẳng thấp thì cao ắt được dùng. (Bảo kính 132.7).
chuộng yêu 重腰
◎ Phiên khác: trọng yêu (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, MQL, NTN, PL).
đgt. quý trọng và yêu mến. Vinh hoa nhiều thấy khách đăm chiêu, bần tiện ai là kẻ chuộng yêu? (Bảo kính 135.2). x. yêu.
chác 卓 / 斫
đgt. <từ cổ> đổi, lưu tích còn trong đổi chác [Taberd 1838: 52]. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.4). Phiên khác: chước (TVG, Schneider, PL), chác: chuốc (BVN), chuốc (VVK). Nay theo ĐDA, MQL. Khi tóc đã bạc thì không thể đổi lại thành xanh như thời trẻ được, ý nói thời gian không thể quay lại, đời người chỉ có một lần.
đgt. <từ cổ> mua, [Rhodes 1651 tb1994: 55], lưu tích còn trong bán chác, mua chác. “chac. mua chac: emere. ban chac: vendere” [Morrone 1838: 214]. (Tự thán 76.4)‖ Danh chăng chác, lộc chăng cầu, được ắt chẳng mừng, trật chẳng âu. (Tự thuật 121.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.3). mặc ai chác lợi mua danh, miễn ta học đặng đạo lành thì thôi. cd [Taberd 1838: 52].
chác cầu 卓求
AHV: trác cầu. Phiên khác: chuốc cầu (TVG).
đgt. <từ cổ> chác: mua, cầu 求: tìm; tìm mua. “chác 卓: n. mua, chịu lấy… mua chác: mua. Bán chác: bán. Đổi chác: đổi. Chác lấy: mang lấy, lãnh lấy, chịu lấy. Kiếm chác: kiếm tìm” [Paulus của 1895 t1: 113]. Giang san mắt thấy nên quen thuộc, danh lợi lòng nào ước chác cầu. (Trần tình 41.6). x. chuốc.
chái 債
◎ Phiên khác: trải: giải ra (TVG, ĐDA, BVN), trách: chọn (Schneider), trách/ trái: mong có được (PL). Theo VVK, NH Vĩ.
đgt. <từ cổ> dùng tre củi dựng nơi ở xuềnh xoàng (nơi ấy gọi là cái chái). Chạnh yên hà, chái một căn đình, quét đất thiêu hương giảng ngũ canh. (Tức sự 123.1, 124.3). “thô sơ nhất chữ chái là danh từ chỉ những vật dụng được tạo ra bằng các que mảnh, một đầu cắm xuống đất, nghiêng nghiêng gác một đầu lên một phía có cấu tạo vững hơn để làm giá leo cho hoa màu giây leo như bầu, bí, su su, hoa lí….tiếp đến, những kiến trúc thô sơ để che mưa nắng có một mái nghiêng, một phía phải gác lên một kết cấu chắc chắn hơn cũng gọi là chái như chái bếp, chái chuồng lợn, chái chuồng gà… tiếp đến, những công trình sơ sài một mái nghiêng cũng gọi là chái. Hành động làm ra tất cả những vật dụng như vậy là động từ chái. Ví dụ : chái cho cha cái chái bầu; hôm nay ta chái cái bếp ; chái thêm một chỗ làm cái quán. Còn đất sao chẳng chái ra một gian… không thể phủ nhận tính chất động từ của các ngữ dụng có tiếng chái trên. Việc nhập vào nhau của danh từ và động từ là thường thấy như cày, bừa, đục ,bào, cuốc, cào, cưa, đột, khoan,đầm, rây, xỉa, sàng, giần, quạt, sảo v.v. Nhưng một căn đình cơ mà, tại sao lại gọi là chái được, có phải là lều đâu? có lẽ vì ngại chữ đình (to lớn vững chãi) này mà các cụ né phiên chái (tuềnh toàng tạm bợ) chăng? thứ nhất, ta xem căn đình của Nguyễn Trãi như thế nào khi đọc cả bài thơ: chạnh yên hà chái một căn đình, quét đất thiêu hương giảng ngũ canh. Chim đỗ tổ dìn còn biết mặt, hoa nen rừng thấy hoạ hay danh. Đai lân bùa hổ lòng chăng ước, bến trúc đường thông cảnh cực thanh. Có khuở giang lâu ngày đã tối, thuyền hoà còn dỏi tiếng tranh tranh. Đình gì mà phải quét đất, có nghĩa là không lát gì cả. Đình gì mà trống hoác như vậy, không có cả bốn vách đến nỗi chim đỗ trong tổ mà nhìn còn biết mặt, hoa chen chúc trong rừng mà thấy còn đọc ra tên. Đình gì dùng để dạy học mà có khi còn nghe rõ cả tiếng thuyền chài gõ cá dưới bến kia. Đình gì mà một phía chái vào khói ráng vậy. Đó chỉ là một ngôi lều rộng tuềnh toàng một mái thôi dùng để dạy láng giềng mấy sĩ nho, thầy dạy là một ẩn sĩ, không ước đai lân bùa hổ gì. Té ra chữ đình thời Nguyễn Trãi khác chúng ta tưởng tượng theo bây giờ lắm, nó có thể chỉ một chỗ rộng chung cho mọi người có thể trú chân, tạm bợ, sơ sài. Học trò học cũng tạm bợ sơ sài như vậy. Thứ hai, đọc tài liệu ghi chép qua hoàng xuân hãn trong luận văn cuộc tiếp sứ thanh năm 1663 thì ta cũng ngạc nhiên cho đình trạm ngoại giao quan trọng cuối thế kỉ xvii, từ lạng sơn về hết bắc giang, đình trạm tiếp khách chủ yếu là tranh tre nứa lá sơ sài. Cũng cuối thế kỉ đó, liêm quận công Nguyễn Quí Đức về hưu trí trong danh vọng và giàu sang làm một ngôi đình tiếp bè bạn là văn nhân được chính ông mô tả như sau trong bài thơ nôm đề lạc thọ đình ghi: chạnh mái thiền lâm chặm một đình, trong nhàn dành họp bạn kỳ anh. Chiếu hiềm che gió cài xô lệch, vách ngại ngăn trăng để chống chênh. Vui mặt uống say nằm thét lác, dang tay hóng mát đứng hềnh hênh. Cái đình tư nhân của các cụ là như vậy đấy, chặm một đình được thì chắc là chái một căn đình cũng được. Vậy chữ đình này không ảnh hưởng đến việc chúng ta phiên chữ chái kia. ở bài sau bởi vậy, cũng phải phiên chái thì mới đúng: chốn ở chái căn lều lá, mùa qua chằm bức áo sen.”[NH Vĩ 2010: ].
cháu rồng 沼𧍰
◎ Phiên khác: chiếu rồng (TVG), chậu rồng (VVK), do phiên theo mặt chữ Nôm, vốn nhầm từ 𡥙. Cải chính theo ĐDA.
dt. <từ cổ> dịch chữ long tôn 龍孫 (măng). Mai Nghiêu Thần trong bài Hàn trì quốc di lạc duẩn có câu: “măng xuân đâm một thước mầm, bẹ tía ôm ngọc dính cát lầm” (龍孫春吐一尺芽,紫錦包玉離泥沙 long tôn xuân thổ nhất xích nha, tử cẩm bao ngọc li nê sa). Mai chăng bẻ thương cành ngọc, trúc nhặt vun tiếc cháu rồng. (Thuật hứng 50.6).
chùa chiền 寺禪
◎ Nôm: 厨纏 Phiên khác: 廚纏
dt. đảo âm của chữ thiền tự. chùachiền là âm THV của tựthiền . Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, có thân chớ phải lợi danh vây (Ngôn chí 11.1). x. chiền.
chặm 箴 / 針
◎ Nôm: 站 / 𥿕 / 𥱱 Đọc theo âm Việt hoá. AHV: châm, nghĩa: cái kim, khâu. Thanh phù: trạm [xem thêm khảo luận văn tự của ĐDA 1974: 744- 745]. Đồng nguyên với chằm. Phiên khác: chiếm (TVG), chụm: chụm tranh tre lại mà làm nhà (ĐDA, MQL, PL). Nay theo NHV.
đgt. <từ cổ> dùng dây xuyên kết các vật liệu như củi gỗ, phên liếp lại với nhau [NH Vĩ 2010]. Thường chặm nhà ở am thanh ← 常構居凈庵 (TKML ii 21a3). Chặm tự nhiên một thảo am, dầu lòng đi bắc miễn về nam. (Thuật hứng 64.1, 67.1)‖ (Tự thán 102.1, 105.2)‖ (Tức sự 125.4).
chốc 矚
◎ Nôm: 祝 AHV: chúc. Thẩm Liêu đời Tống trong linh lăng tiên hiền tán có câu: “Có mồ cao cao, có ao sâu sâu, chẳng tìm thấy người, chỉ ta khói mây.” (有冢嶙嶙,有池淵淵,不矚其人,唯余蒼烟). Phiên khác: chuốc (TVG, VVK, MQL), chuốc lối: tìm lối (ĐDA).
đgt. <từ cổ> tìm. Dỉ sứ chim xanh đừng chốc lối, bù trì đã có khí hồng quân. (Đào hoa thi 228.3). chóc. x. chốc mòng.
chốn 准
◎ Phiên khác: 準.
dt. nơi. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 26.7)‖ (Trần tình 45.5)‖ (Thuật hứng 59.5)‖ (Tự thán 78.8, 86.6, 100.5)‖ (Tức sự 124.3)‖ (Bảo kính 167.8)‖ (Tích cảnh 211.2)‖ (Lão dung 239.1).
chống cày 𢶢𦓿
◎ Phiên khác: gióng (PL).
đgt. <Nho> dịch cụm thực trượng 植杖, sách vân 策耘. Luận Ngữ thiên Vi tử có đoạn: “Người ẩn sĩ chống gậy làm cỏ” (隱者荷條丈人植其杖而耘). Đào Uyên Minh trong Quy Khứ Lai Từ có câu thơ: Ngày ngày lén bước tiêu dao, khi ra thực trượng khi vào vân nông (Phạm đình toái ). “chống cày” được coi như là một biểu tượng cho cuộc sống tự trồng trọt (tạc tỉnh canh điền) nuôi thân của các ẩn sĩ. Cày chống tuyết. (Ngôn chí 13.5)‖ Khuở chống một cày. (Mạn thuật 28.1).
chừ 時
◎ Nôm: 諸 Đọc âm THV. Mối quan hệ ch- (THV) ~ th- (AHV), x. chua. Nguyên chữ thì nghĩa là “thời giờ”, lưu tích còn trong bây chừ (= bây giờ). Sau, thì được hư hoá, (như thời, thì), cũng như vậy, chừ đã được hư hoá khá sớm. Phiên khác: chữ (ĐDA), chưa (BVN), chờ (TVG, MQL). PL (2012: 223) phiên “chừ” với nghĩa “giờ, thời điểm đang nói (Génibrel 1898). chừ rắp để bình: giờ sắp sửa cho vào bình”.
p. <từ cổ> từ đệm giữa câu, thường dùng để dịch chữ “hề” trong phú cổ. Cành khô gấp bấy nay nên củi, hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.4). Chữ “chừ” chuẩn đối với “bấy”, đều là hai hư từ, làm từ nước ở giữa câu.
con đòi 昆隊
◎ Phiên khác: con hầu (BVN). Nay theo TVG, Schneider, MQL.
dt. người hầu gái giúp việc trong nhà. “con đòi: ancilla” [Taberd 1838: 144], “con đòi: con tì tấc, thể nữ” [Paulus của 1895: 313], “con đòi: người hầu gái phục dịch trong các nhà quyền quý” [CK Lược 1980: 180]. con đòi có cấu trúc như tôi đòi. Trong đó, “đòi” là động từ, nghĩa là “gọi vào để sai bảo”. Chữ tôicon gần nghĩa nhau, thường nói phận tôi con (phận của người dưới). (Thủ vĩ ngâm 1.3)‖ Nghìn hàng cam quýt con đòi cũ, mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân. (Tự thán 102.3)‖ (Bảo kính 177.3).
coong coong 工工
◎ Phiên khác: cong cong (ĐDA), công công (MQL), côông côông (PL). Nay theo TVG, VVK.
tt. từ tượng thanh trỏ tiếng các vật thể kim loại hình tròn khum, tạo nên những vòng sóng âm loe. Rảng rảng người rằng chuông ấy thạch, dộng thì cũng có tiếng coong coong. (Thuật hứng 61.8).
cướp 劫 / 刼
AHV: kiếp. Sách Hán Thư phần Lý quảng - tô kiến truyện có câu: “âm mưu cướp lấy đơn từ mẹ ” (謀劫單于母). Phiên khác: kiếp (TVG, ĐDA, BVN, MQL, PL). Nay theo Trần Lê Văn (1989).
đgt. đoạt mất. Cướp thiếu niên đi, thương đến tuổi, ốc dương hoà lại, ngõ dừng chân. (Vãn xuân 195.3). Chữ “cướp” động từ chuẩn đối với “ốc”. “ngày tháng trôi đi vùn vụt, cướp mất tuổi trẻ của ta, khiến ta tiếc thương tuổi tác của mình. Chữ cướp mạnh biết bao! gợi cảm giác bàng hoàng nuối tiếc biết bao! ngót bốn thế kỷ sau, Nguyễn Du cũng có tâm trạng tương tự. Trong thơ chữ Hán tạp thi (bài I), Nguyễn Du viết: “cái thú thưởng thức lan mùa xuân, cúc mùa thu thành chuyện hão. Thấm thoát đông rét hè nóng cướp mất tuổi trẻ của ta” (xuân lan thu cúc thành hư sự, hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên)… hai câu thơ đi sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên ý sâu, tứ lạ. Ngày nay đọc lại, chúng ta vẫn thấy thơ ấy tân kỳ: “ngày tháng trôi đi vùn vụt, cướp mất tuổi trẻ của ta, khiến ta tiếc thương tuổi tác của mình. (vì vậy) ta muốn gọi hơi ấm mùa xuân trở lại để ta được dừng chân một chút trên dòng chảy của thời gian.” [Trần Lê Văn 1989: 29].
cụm 㯲 / 𦽔
Phb. khóm.
dt. <từ cổ> bụi, tập hợp các tán lá [NH Vĩ 2010: 654-656], “cụm: chòm cây” [Paulus của 1895: 203]. Từ thế kỷ XVII trở về trước phân biệt với khóm (lượng từ trỏ ruộng đất), nhưng hoà nhập với khóm từ cuối thế kỷ XIX về sau: “khóm n. khúm, một chòm nhỏ” [Paulus của 1895: 203]. Cụm hoa. (Ngôn chí 18.6)‖ Cụm trúc. (Tức sự 126.1)‖ Cụm hoàng tinh. (Hoàng tinh 234.1).
dt. <từ cổ> chòm, tập hợp các cả thể trong không gian rộng. “cụm rừng: chòm rừng” [Paulus của 1895: 203]. “bình thường có thể giải thích cụm là một nhóm nhỏ các mái là lúp xúp ở cuối làng. Nhưng không hẳn đã ấn định được như vậy. Có thể là các đụn rơm rạ, các đống củi, các bụi cây xum xúp, thậm chí có thể các cụm rạ trên mảnh ruộng cuối làng” [NH Vĩ 2010: 655]. Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi, hàu chất so le cụm cuối làng. (Ngôn chí 9.6)
đgt. <từ cổ> trồng cây thành cụm, mọc thành cụm. Cây cụm chồi cành chim kết tổ, ao quang mấu ấu cá nên bầy. (Ngôn chí 11.5). “về đối thơ, cụm hoàn toàn có thể đối được với quang ở câu sau khi hai thực từ này đều chỉ trạng thái cảnh vật… cụm chồi cành là trạng thái sinh trưởng của cây, cũng như quang mấu ấu là trạng thái hiện thực của ao. Đôi phát ngôn trên được dựng theo kết cấu đề - thuyết. Nhưng đằng sau nó là có bàn tay của thi sĩ ẩn cư. Chăm cây để dọn tổ cho chim về, làm cỏ ao để cho cá lội. Đó là cảnh giới cao nhất của đời sống ẩn sĩ. Đời sống vật chất và tinh thần đã nhất thể hoá làm một” [NH Vĩ 2010: 657]. Phiên khác: cớm (TVG, MQL, NQH, NTN, VVH). Rậm (BVN 1991), rợp (ĐDA).
dang 揚
◎ Phiên khác: ruồng (TVG), duồng (ĐDA, VVK). Nay theo MQL, PL.
đgt. <từ cổ> lui ra, xích ra [Paulus của 1895: 222]. Lành người đến, dữ người dang, yêu xạ vì nhân mùi có hương. (Bảo kính 147.1). rắn ông tồn ngang thế giới, người thấy ắt dang. (Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo Phú).
day day 移移
◎ Phiên khác: dày dày (TVG,1956), dây dây (ĐDA 1976), “dày dày: ngời ngời” [PL 2012: 324, 329]. Xét, “dày dày” không thấy từ điển nào ghi nhận với nghĩa “ngời ngời”, chứng tỏ nghĩa này được dịch giả tự gán cho âm, bởi “dày” hoặc “dầy” nghĩa là “nhiều lớp”. Với âm “dầy dầy”, chỉ có nghĩa là “tiếng người đông chào rào” [Paulus của 1895: 218]. Mặt khác, âm “dày” thường được ghi bằng chữ Nôm “苔”. Chữ “移” có các âm phi Hán Việt là “dời” và “day”. “day: dời, trở qua, xây hướng. Day động: dời động, dây động”. Xét tự dạng, đây là một từ láy toàn phần, một kiểu láy phổ biến của giai đoạn thế kỷ XV, như “phơi phơi”, “tấp tấp”, “nồm nồm”, “pháy pháy”.
tt. HVVT <từ cổ> lay lay, khẽ đưa qua đưa lại. Môi son bén phấn day day, đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay. (Mạt lị hoa 242.1), chữ day day hô ứng với chữ đưa ở dưới‖ Chiếm được thiều quang chín mươi, day day hoa nở tốt hoà tươi. (Dương 247.2).
diếp 𱢯 / 𣋑
◎ Phiên khác: dịp: ngày trước, hồi trước (TVG, VVK). Nay theo Kiều Thu Hoạch (chuyển dẫn ĐDA 1974: 743).
dt. <từ cổ> đã qua, (thời) trước, (thuở) xưa, trái với rày (nay). 昨日 tạc nhật: ngày diếp (An Nam dịch ngữ- thì lệnh môn). Phng. miền Trung: “bữa diếp: hôm kia” [Alves 2012: 9]. Diếp huyện hoa còn quyến khách, rày biên tuyết đã nên ông. (Thuật hứng 62.3)‖ Diếp còn theo tiên gác phượng, rày đà kết bạn sa âu. (Bảo kính 162.3)‖ Diếp trúc còn khoe tiết cứng, rày liễu đã rủ tơ mềm. (Tích cảnh thi 200.1). Lưu tích còn trong một số từ của thế kỷ XVIII, XIX như “hôm diếp: prateria dies. bữa diếp: id.” [Taberd 1838: 109]‖ Băn khoăn bữa diếp sự hoang đàng (trịnh hoài đức - thơ đi ).
duôi 唯
◎ Phiên khác: dồi: dãi lên (MQL), doi: rọi (ĐDA, VVK, PL), soi (TVG, BVN).
đgt. <từ cổ> chiếu đến, rãi ra, “duôi: doi theo, dõi theo” [Paulus của 1895: 251]. Viện xuân đầm ấm nắng sơ duôi, áo tía hung hung khuở mặc thôi. (Giá 238.1).
dìu dặt 教習
◎ Phiên khác: giáo tập (TVG, ĐDA, VVK, PL), dìu dập (MQL).
đgt. <từ cổ> như dặt dìu, “thết đãi trọng hậu” [Paulus của 1895: 225]. Chúa xuân dìu dặt dư ba tháng, mắng cầm ve mới đỗ quân. (Điệp trận 250.7)‖ Đình hương dìu dặt chén mồi (hoa tiên nhuận chính, c. 385)‖ Động phòng dìu dặt chén mồi (Nguyễn Du- Kiều, c. 3135).
dòm 󱩿
◎ (thanh phù diêm). “Dòm: ngó nhìn kĩ, như nhìn qua lỗ nhỏ.” [Rhodes 1651 tb1994: 77]. Phiên khác: lẽ (TVG), xem (ĐDA). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nhòm, xem ra. Cùng đạt dòm hay nơi có mệnh, đòi cơ tạo hoá mặc tự nhiên. (Bảo kính 163.7).
dùi 唯
◎ Phiên khác: dai (TVG, ĐDA, VVK), day (BVN), duôi: nới lỏng (Schneider, PL). Nay theo nhóm NT Nhí.
đgt. <từ cổ> “làm chùn cái dây đang căng. dây dùi” [Rhodes 1651 tb1994: 78],“dùi: dùn lại, không thẳng thớm. dây dùi: dây dùn, dây không săn, không thẳng. dây dùi khó dứt: ở cho mền mỏng, biết ý chìu lòn thì khó bỏ khó dứt.” [Paulus của 1895: 248]. Kia thẳng nọ dùi nào có đứt, người hơn ta thiệt, mới hầu cam. (Bảo kính 174.7, 176.3). mình dùi ta thẳng mình ơi, ta dùi mình thẳng suốt đời bên nhau. cd [NTN 2008: 221].
dại ngây 曵𣦍
◎ Phiên khác: dại ngay: dại dột và ngay thẳng (BVN, MQL, PL). Nay theo (ĐDA, Schneider). Xét, chữ 𣦍 đúng là “ngay” (thẳng), được dùng làm chữ giả tá để ghi âm “ngây”. Xét, “dại ngây” chuẩn đối với “tài lọn”.
tt. ngốc, dại. “dại ngây. id” [Taberd 1838: 99]. Tài lọn, công danh hợp mọi bề, dại ngây nên thiếu kẻ khen chê. (Bảo kính 141.2).
dấu 鬪 / 酉
◎ Mày, Mã Liềng: azu, aju; Sách: zu, ju. Phiên khác: dầu (TVG), giàu (ĐDA), dậu: no đủ (Schneider). Nay theo nhóm MQL.
đgt. <từ cổ> yêu, lưu tích còn trong yêu dấu. “Dấu: amare. Yêu dấu. Dấu yêu” [Taberd 1838: 105]. Non lạ nước thanh trộm dấu, đất phàm cõi tục cách xa. (Thuật hứng 54.3)‖ (Bảo kính 182.6)‖ Áng nạ lòng thực dấu (Phật Thuyết) ‖ Sinh con niệm niệm dấu chưng con. (Hồng Đức QATT, b.42).
dập dìu 熠燿
◎ Phiên khác: rập rìu (ĐDA).
tt. đông đúc, nhộn nhịp, không khi nào ngớt. Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt, dập dìu là ấy chiêm bao. (Thuật hứng 52.8)‖ dật diều, dập diều. “bộ tới lui đông đảo” [Paulus của 1895: 225]. Có thể cách ghi này là chính tả theo âm đọc miền nam cuối thế kỷ XIX. Bởi chữ Nôm ghi ở đây vẫn có chung âm là -p. hoặc giả, đây là cách ghi của chữ Nôm hậu kỳ, chứ không phải từ thời của Nguyễn Trãi. Dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm (Nguyễn Du- Truyện ).
tt. <từ cổ> (vẻ phồn tạp) tầng tầng lớp lớp, cái cao cái thấp La ỷ dập dìu, hàng chợ họp, cửa nhà bịn rịn, tổ ong tàng. (Thuật hứng 55.5).
dẹp 枼
◎ Phiên khác: đẹp: êm đẹp, chu đáo, cả câu ý nói công việc ngày thường chưa tính toán được êm đẹp chu đáo (TVG, BVN, Schneider, VVK, PL). PL dẫn Paulus của 1895: “đẹp: ưng ý”, và diễn nghĩa: “mọi toan tính từ trước đến nay đều chưa được ưng ý” (2012: 146).
đgt. bỏ sang một bên. Chước toan chưa dẹp nẻo bình sinh, đến khuở già lại trách mình. (Tự thán 86.1). Ý câu này nói, cả đời không dẹp bỏ được những toan tính, cho nên bây giờ về già mình lại tự trách mình. Cây trúc kia chẳng ưa tấm lòng bạc bẽo của khách, [nhìn] cây mai già ta hãy học lấy cái tính thanh cao. Nói về chuyện công danh thì ta đã quay về cung đường “vô sự”, vả lại trong chốn giang san non nước này còn nhiều chỗ hữu tình để ta đi. Thì đây, ta còn có những vật tiêu sầu, ấy là thơ và rượu.
dể duôi 易唯
◎ Phiên khác: rạch ròi (TVG), rẻ roi (ĐDA). Như vậy, “dể” gốc Hán, “duôi” có khả năng là gốc Việt, nhưng hiện chưa tìm thấy đối ứng.
đgt. <từ cổ> khinh miệt [Rhodes 1651 tb1994: 73], “khinh de duoi” [Morrone 1838: 228], khinh dể [Paulus của 1895: 228]. Bạn tác dể duôi đà phải chịu, anh em trách lóc ấy khôn từ. (Bảo kính 180.5). dể duôi cha mẹ [Rhodes 1651 tb1994: 73], …chịu khốn chịu khó người ta dể duôi, cho đến già cả… (phép giảng tám ngày: 127).
dộng 凍 / 棟
◎ (đống), 棟 (đống). Mối quan hệ đ- ~ d-. “dộng chuông: trở đầu chày mà dộng cái chuông” [Paulus của 1895: 244]. dộng xát hoá thành gióng (Nôm: 󱢼), ”Gióng: khua động làm cho nghe tiếng. Gióng trống. Gióng trống ba. Gióng chuông. Gióng chiêng. Gióng lệnh” [Paulus của 1895: 381-382]. Thế kỷ XVII, dộng có xu hướng chuyển thành tính từ, như: trí khôn tâu dộng thánh hoàng (thiền, 7), tâu dộng còn được ghi trong từ điển của Taberd 1838 (tr.114). Nhưng ở thế kỷ XIV- xv, dộng vẫn là một động từ, như: thơ dâng ca tụng dộng đan đình (HĐQA 12b), các chữ Nôm được dùng để ghi là 口用, 洞, 董. Nay, với cứ liệu trong QATT, có thể bổ sung hai tự dạng 凍 và 棟 cho mục từ dộng cho tự điển chữ Nôm. Hiện nay tiếng Việt còn sử dụng một số biến thể ngữ âm như: gióng, đóng (Phb. đóng với các nghĩa chốt, khép, lắp, lắp ghép, đồn trú). Phiên khác: đụng (TVG), đóng (ĐDA, MQL), dóng (BVN), động (VVK), đúng: tới nơi, chạm tới, theo Paulus của 1895, Génibrel 1898 (Schneider 1987).
đgt. <từ cổ> (dùng chày) đánh vào nhạc khí (chuông, trống,…). Cầm đuốc chơi đêm, này khách nói, tiếng chuông chưa dộng ắt còn xuân. (Vãn xuân 195.8). Rảng rảng người rằng chuông ấy thạch, dộng thì cũng có tiếng coong coong. (Thuật hứng 61.8).
đgt. <từ cổ> dọi, vang, đập vào. Quyển “thi thư” những màng quen mặt, tiếng thị phi chăng dộng đến tai. (Tự thán 84.6).
ghe 𥡳
◎ Phiên khác: ghi (TVG), kê: suy nghĩ, nhớ đến (BVN), ghê: nhiều (ĐDA, MQL, PL).
p. <từ cổ> nhiều, lắm, “Ghê ( ghe): nhiều; ghe chước, ghe cách. Ghe sự” [Rhodes 1651 tb1994]. Ghe chìu [Paulus của 1895]. Dưỡng nhàn miễn được qua ngày tháng, non nước còn ghe chốn hữu tình. (Tự thán 78.8)‖ (Bảo kính 172.3)‖ … Hiến Bụt cùng chúng tăng, được phúc ghe thay ← 獻佛及僧得福無量 (Phật Thuyết, 34b9). Bệnh tật trầm trệ ghe tháng mà chửa thấy hèn (Tuệ Tĩnh - Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 10b).
giương 張
AHV: trương. x. giăng. Phiên khác: trương (ĐDA, VVK). Nay theo TVG, Schneider, MQL, PL.
đgt. trải ra, giơ lên. “giương 張: expandere extendere” [Taberd 1838: 180]. Rồi hóng mát thuở ngày trường, hoè lục đùn đùn tán rợp giương. (Bảo kính 170.2)‖ (Hoè 244.3).
đgt. Nhướng lên (mắt). “giương mắt: diducere oculos” [Taberd 1838: 180]. Tiện chẳng hay bề biến hoá, giương hai con mắt lại xem rồng. (Trư 252.7).
gưởi tính 𠳚恠
◎ (sic) < 性. Phiên khác: cãi quấy: ngư ông ca ngợi cảnh sông nước, người đốn củi tán dương chốn núi rừng, hai bên cãi nhau không ai chịu ai (MQL 2001: 855). Xét, ngư tiều là hai người bạn của ẩn sĩ, nên khó có thể cãi nhau ở đây được. Nay theo TVG, BVN, Schneider, PL.
đgt. dịch chữ “ký tính tình” (寄性情). Gưởi tính ngư tiều hai đứa lẫn, của ai non nước khiến ta bàn. (Tự thán 95.7). Xưa các nhà Nho thường gửi tâm sự trong thơ ca mây nước. Hai câu này ý nói, ta thì hãy gửi tình gửi tính như ngư ông, tiều phu kia, để mình lẫn vào với nước non này, còn chuyện “non nước” chính sự của ai kia thì chẳng còn ai muốn ta bàn bạc nữa.
ham 庵
◎ Phiên khác: ôm (TVG). Nay theo BVN (1994: 41) và PL (2012: 62): “bản B ghi 喑. Trong Truyền Kỳ Mạn Lục, tiếng ham ở câu ngày ham ăn chơi được ghi bằng chữ 喑 .
đgt. thích. Bạn cũ thiếu: ham đèn miễn sách, tính quên chăng: kiếm trúc cùng mai. (Ngôn chí 13.3).
hung hung 凶凶
◎ Phiên khác: hong hong: như hong nắng (MQL). Nay theo TVG, BVN, PL.
tt. từ xanh ngả sang màu nâu xám khi bẹ đã khô già, lúc có thể ăn được. Viện xuân đầm ấm nắng sơ duôi, áo tía hung hung khuở mặc thôi. (Giá 238.2).
hàn 寒
tt. lạnh. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.2). Ngọc mấy hàn: dịch chữ hàn ngọc (viên ngọc thanh lãnh) thường dùng để ví với vẻ đẹp thanh lãnh của tự nhiên (TVG) hoặc dung mạo của con người, Lý Quần Ngọc trong bài Dẫn thuỷ hành có câu “một dòng hàn ngọc chảy trong suối thu” (一條寒玉走秋泉 nhất điều hàn ngọc tẩu thu tuyền). Chữ “hàn ngọc” trong thơ Nguyễn Trãi có lẽ được dùng để ví với vẻ đẹp thanh lãnh của nước mấy dòng thanh. [PL 2012: 131]. Phiên khác: hoàn (ĐDA).
tt. <từ cổ> nghèo, trong bần hàn, hàn sĩ, cơ hàn. Giữ khuở phong lưu pha khuở khó, lấy khi phú quý đắp khi hàn. (Bảo kính 144.6).
hây hây 唏唏
◎ Phiên khác: hơi hơi: chút ít (TVG, PL).
tt. <từ cổ> “còn nguyên, không si sứt. Cao xanh kia chốn ấy non, hằng hằng chi khuyết, hây hây chi mòn.” [Paulus của 1895: 400]. Phú quý chẳng tham thanh tựa nước, lòng nào vạy, mỗ hây hây. (Ngôn chí 22.8).
hèn hạ 閑暇
◎ Phiên khác: nhàn hạ: xem dửng dưng không ra gì (ĐDA). Nay theo Schneider.
tt. <từ cổ> thấp kém. Gia tài ấy xem hèn hạ, đạo đức này khá chính chuyên. (Bảo kính 186.5). Công danh chẳng chuộng, phú quý chẳng màng, tần hán xưa kia xem đà hèn hạ. (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
hòng 烘
◎ Phiên khác: nung: cái hẹn đã nung nấu trong lòng (TVG), hồng: ngọn lửa bốc cháy, ý nói hạn của mình đang thời cao điểm, chắc bài thơ này làm lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Côn Sơn (BVN), hồng: nung nấu (MQL, PL). Hòng: đã từng mong thực hiện được ước hẹn từ xưa như ngày nay. Hòng nghĩa là mong được, như nói: đừng có hòng! nay theo ĐDA.
đgt. <từ cổ> định, muốn, mong. Bẻ cái trúc hòng phân suối, quét con am để chứa mây. (Mạn thuật 28.3).
đgt. <từ cổ> “sắp tới…mệt hòng chết”. [Paulus của 1895: 445; Béhaine 1773]. Làm quan thơ dại, tài chẳng đủ, về ở thanh nhàn, hẹn đã hòng. (Thuật hứng 61.6)‖ Đổi thay nhạn cá đã hòng đầy niên kiều, nghĩa là “từ ngày thiếp về làm vợ chàng đến nay đã gần trọn một năm” [An Chi 2006 t5: 326].
khao 槁
◎ Nôm: 犒 AHV: cảo. AHV: khao. Phiên khác: khô (TVG, BVN). Nay theo ĐDA.
tt. <từ cổ> khô, như khô cảo 枯槁 (khô cảo), đọc trại thành khô khao, 槁木死灰 cảo mộc tử hôi (gỗ khô tro tàn). Trang Tử thiên Tề vật luận ghi: “Sao vậy? hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?” (何居乎? 形固可使如槁木, 而心固可使如死灰乎?). Văn này gẫm thấy mới thon von, thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.2). x. thương hải.
khong khảy 啌𠳚
◎ Phiên khác: khống khẩy (TVG), khóng khảy: vui vẻ, mừng rỡ (ĐDA, BVN). Nay theo Schneider, MQL.
tt. <từ cổ> “bộ thong dong, phong lưu” [Paulus của 1895: 500], “mou, délicat” [Génibrel 1898: 366]. Khong khảy kẻ cười cùng kẻ thốt, khó khăn người dể miễn người duôi. (Tự thán 106.5)‖ Khong khảy thái bình đời thịnh trị, nghiệp khai sáng tựa nghiệp trung hưng. (Bảo kính 188.7).
khoảng 爌
◎ Là tục tự của 曠 [Vương Lực 1982: 344 - 347]. Phiên khác: “gạch quẳng: viên gạch vất đi” [TVG,1956: 92]. “hòn gạch đã vỡ mà quẳng đi lại còn đem bày với ngọc được sao?” [ĐDA 1976: 426, 762]. “quẳng” [Bùi Văn Nguyên 1994: 90], “une brique jetée ne peut être placée à côté du jade” [Paul Schneilder 1987: 163]. “viên gạch vỡ vất (quẳng) đi. Đời Đường, nhà thơ nổi tiếng hiệu hà qua đất ngô. Tiến sĩ thường kiến biết hà sẽ đi qua chùa linh nham, bèn đề trước lên vách hai câu thơ. Khi hà đến, quả nhiên đề tiếp thành bài tứ tuyệt tuyệt hay. Mọi người bảo đó là ‘ném gạch dụ dẫn ngọc’, ý chỉ lấy cái thô thiển để lôi kéo cái cao minh. Sau thành điển phao chuyên dẫn ngọc” [MQL 2001: 848].
tt. quãng, khi (từ dùng để hỏi thời gian), khoảng nào nghĩa là “khi nào”. Gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. (Tự thán 92.3). Phiên là “khoảng” vì những lý do như sau. Thứ nhất, đọc lại cả bài thơ chúng ta sẽ thấy bài Tự thuật này không có cứ liệu nào hé mở về chuyện Nguyễn Trãi đang bàn đến việc “phao chuyên dẫn ngọc” trong khi làm thơ. Bài thơ đậm chất thể nghiệm về cuộc sống, với mật độ dày đặc của các từ ngữ, điển cố, thành ngữ nói về cuộc sống, nhân sinh, đạo đức, tư văn của nho gia. Này là chuyện “tranh giành thời cơ”, chuyện được mất tình cờ trong cuộc sống, này là chuyện ăn ở ở đời, chuyện làm lành làm dữ, chuyện đức chuyện tài… Chúng ta không thấy con người thi nhân đâu cả, mà chỉ thấy một Nguyễn Trãi ưu thời trong cõi thế thái nhân tình. Thứ hai, về luật đối, chúng ta thử đọc lại câu thơ trong liên thơ của nó: gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. Chữ “khoảng nào” đối với chữ “hằng những”. Nếu phiên “quẳng” thì sẽ phạm lỗi ngữ pháp, “quẳng” không đối với “hằng” được. Thứ ba, về ngữ liệu: câu 3 dùng điển 瓦玉集糅 (ngoã ngọc tập nhu) tương đương với thành ngữ “vàng thau lẫn lộn” trong tiếng Việt. Vương sung đời Hán trong sách Luận Hành viết: “hư vọng lại mạnh hơn chân thực, quả là loạn trong đời loạn, người chẳng biết đâu phải đâu trái, chẳng phân biệt màu đỏ màu tía, chung chạ bừa bãi, gạch ngói chất bừa, ta lấy tâm tình ta mà nói về những chuyện đó, há lòng ta có thể chịu được chăng?’” (虛妄顯於真實誠亂於偽世人不悟是非不定紫朱雜厠瓦玉集糅以情言之豈吾心所能忍哉). Nguyễn Trãi đã dùng thành ngữ này để đối với một thành ngữ khác ở câu dưới là “sừng mọc quá tai”, thành ngữ sau là một thành ngữ thuần Việt, gần nghĩa như câu hậu sinh khả úy. dân gian có chuyện, có anh học trò đi xin ăn, gặp ông quan, ông quan bảo: nay mười tư mai lại hôm rằm, học trò không làm, học trò đói ngàn năm. Anh học trò bảo: nay mồng một mai lại mồng hai, sừng không mọc, sừng mọc qua tai. Ý chuyện này nói rằng: cái sừng vốn mọc sau nhưng lại dài hơn tai, cũng như kẻ thiếu niên thường hay muốn vượt lên trên những người đi trước [chuyển ý ĐDA 1976: 762]. Dầu thấy hậu sinh thì dễ sợ, sừng kia chẳng mọc mọc hơn tai. (Bạch Vân )‖ Hay đâu tai mọc qua sừng, mới biết da kia hơn ruột (Sơn Hậu, 8).
khách thứa 客𱝅 / 客次
AHV: khách thứ. Phiên khác: khách khứa (TVG, BVN). Đối ứng kʰ tʰ: khuở thuở, khịt thịt, khôi thôi, kháng tháng [NN San 2003: 244].
dt. <từ cổ> khách nói chung. “khách thứa 客庶: hospes” [Taberd 1838: 223]. Láng giềng một áng mây bạc, Khách thứa hai nghìn núi xanh. (Bảo kính 169.6)‖ (Thuật hứng 64.6).
khóc rân 哭噒
◎ Phiên khác: khóc lăn (TVG), khóc ran (ĐDA). Nay theo BVN, MQL.
đgt. <từ cổ> khóc to, khóc ran. Thục Đế để thành trêu tức, phong vương đắp luỹ khóc rân. (Điệp trận 250.6). x. rân.
khảy 快
◎ (khoái). Kh- khu iv tương ứng với g- bắc bộ ngày nay: khải (gãi), khỏ (gõ), khảy (gảy) [NT Cẩn 1997: 89]. Khảo dị: bản B ghi 掛 (quải). Phiên khác: quẩy, quảy: vác trên vai (TVG, ĐDA, PL), khoái: nước cờ hay (BVN). gảy, gẩy.
đgt. <từ cổ> gảy, “khảy: lấy móng tay, đầu ngón tay mà đánh nhẹ nhẹ” [Paulus của 1895: 478], trỏ việc đánh cờ., khác với nay chủ yếu dùng việc chơi các nhạc cụ bộ dây. Con cờ khảy, rượu đầy bầu, đòi nước non chơi quản dầu. (Trần tình 41.1).
khỏng khảnh 恐輕
◎ Phiên khác: khủng khỉnh: không được hài lòng thỏa mãn, khinh rẻ (TVG, VVK). Nay theo MQL.
tt. <từ cổ> thích thú [Béhaine 1773: 228; Paulus của 1895: 500]. “gracieux, agréable” (dễ chịu, thích thú) [Génibrel 1898: 366]. Chàu những của tự nhiên ấy, khỏng khảnh dầu lòng ở đất nghiêu. (Tự thán 105.8).
kiện 件
◎ Khảo dị: bản B viết 伴, nên BVN phiên bạn, xét “bạn” không hợp nghĩa. Phiên khác: chuyện (ĐDA), phiên theo nghĩa nhưng không theo mặt chữ. Nay theo cách phiên kiện của TVG, Schneider, nhóm MQL, PL.
dt. (lượng từ) <từ cổ> cái việc, sự kiện 事件, sau biến thành lượng từ như nhất kiện sự 一件事 (một việc). Ví dụ: “chớ nên vì một chuyện này mà làm ảnh hưởng đến vài ba việc khác” (不要因一事而惹出兩件三件). [Chu Tử - Ngữ Loại Tập Lược]. Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 13.3)‖ (Thuật hứng 58.4)‖ Cam đường cây phẳng tán vần, Thiệu Công hỏi kiện muôn dân đẹp lòng. CNNA 65b4.
kẻo 矯
◎ Phiên khác: kiểu: gắng sức (Schneider, PL).
đgt. khỏi, không phải. Án tuyết mười thu uổng đọc thư, kẻo còn loạt loạt chữ Tương Như. (Mạn thuật 36.2). “theo sự mách bảo của cả 11 trường hợp trên thì lúc này, chữ kẻo sẽ quan hệ với một động từ và động từ đó sẽ là độc thư. Tác giả vừa thoát khỏi cảnh mười năm phí uổng độc thư.  cái còn lại sau đó sẽ là loạt loạt chữ Tương Như nữa mà thôi. Chúng tôi như đang có vẻ cố tình tách chữ kẻo khỏi chữ còn. Nhưng không phải. Chúng ta lại dùng phép thay thế. Ví dụ, ngay bây giờ chúng ta có phát ngôn: “bia rượu cả tuần quá say sưa. Khỏi,  còn váng vất đến bây giờ”, hoặc “bệnh viện năm tuần nằm chữa bệnh; khỏi, còn chất đống bao nhiêu bài vở”, hay chúng ta có biến thể khác: “trên biển cả tháng lênh đênh, xong lên bờ vẫn còn loạng choạng” hay “hội hè từ nam chí bắc, xong hết sạch cả tiền tiết kiệm…” [NH Vĩ 2010]. Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.4)‖ (Thuật hứng 59.2, 67.4)‖ (Tự thán 105.6, 109.6)‖ (Bảo kính 141.8, 171.6, 146.6, 153.2, 156.4).
lanh tranh 令挣
◎ Phiên khác: lanh chanh (ĐDA, BVN, VVK, MQL). Nay theo TVG. Phiên “chanh” chỉ là theo chính tả từ cuối thế kỷ XIX về sau, do hiện tượng xoá nhãn của ch- và tr-. Phiên tr- sẽ thấy được dấu vết ngữ âm và Từ Nguyên của ngữ tố này. ở thế kỷ XIX còn biến thể đảo âm như Paulus của (1895) ghi “chanh ranh”. Có thể tái lập từ láy này là tlanh tlanh. Các thuỷ âm l-, r- và tr- cho phép tái lập như vậy. Từ láy này có một ngữ tố gốc đó là tlanh, tức một dạng Việt hoá của “tranh” Hán Việt (爭), mà lưu tích của nó còn trong chữ “tranh giành” hiện nay. Cuối thế kỷ XIX, “lanh tranh/ chanh ranh” đã được khu biệt nghĩa, trỏ thói tranh giành của trẻ con.
đgt. <từ cổ> bon chen, tranh giành, “lanh tranh: chanh ranh, không nền nết, như con nít”[Paulus của 1895: 544]. Những màng lẩn quất vườn lan cúc, ắt ngại lanh tranh áng mận đào. (Thuật hứng 52.6).
lay thay 嚟咍
◎ Có bộ khẩu biểu thị là từ lấp láy [NQ Hồng 2006: 577]. Phiên khác: xoè hai (BVN, MQL), lay hay (VVK). Nay theo TVG, ĐDA, Schneider, PL.
tt. <từ cổ> vẻ cánh đập nhẹ nhàng. Làm sứ đi thăm tin tức xuân, lay thay cánh nhẹ mười phân. (Điệp trận 250.2).
lem 𱽷
◎ Phiên khác: lam (không rõ nghĩa) [TVG,1956], lam (màu lam, màu chàm, nhưng ở đây chưa hiểu nghĩa là gì, phải chăng do làm đất mà thành. Câu ấy có nghĩa là: hoa rụng cứ để đấy cho nó thành đất) [ĐDA 1976: 782], làm (những bông hoa còn sót trên cây, loại hoa nở muộn, rụng xuống cứ mặc cho nó đọng lại thành đất) [MQL 2001: 929], rám (những bông hoa rụng rám xạm thành đống trên mặt đất) [Schneider], sạm (sạm đất: phủ đầy mặt đất, phủ sạm mặt đất) [NTN 2008: 171]. Kiểu tái lập: *mlem. *mlem >rụng [m-] > lem. *mlem >hoà đúc> nhem, nhèm. Lưu tích còn trong từ lem nhem, lèm nhèm. lem là một từ có liên quan đến bùn đất, lấm bẩn, nên có kết hợp là lấm lem, tương tự như vậy có lọ lem = nhọ nhem. đến thế kỷ XIX đã mở rộng nghĩa: “con mắt lem nhem. Học biết lem nhem. Lửa đóm lem nhem” [Paulus của 1895: 557]. Nay theo NH Vĩ.
tt. bị dính bẩn, lấm đất. Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.5). “chưa cần phân tích ngữ pháp thơ, chúng ta hãy so sánh: hoa còn để đọng lem đất, bình còn để đọng lem cặn, cống còn để đọng kín bùn, má còn để quẹn lem nhọ, ngõ còn để tấp đầy rác, nhà còn để dột chan mưa, áo còn để rách hở nách, quần còn để thủng lòi da… có những cái không cần phân tích bằng lí thuyết trừu tượng, hãy đưa ra một dãy các ví dụ, nếu đúng vậy thì sẽ thuyết phục, cái đó gọi là thao tác thay thế… những người ẩn dật hay khoe về cái thú nhàn đến đại lãn của mình. Ít việc, có khi cả ngày chả động chân động tay. Mảnh vườn với những rãnh hoa kia, mưa bắn bụi xâm cũng mặc vậy, vẫn cứ còn để đọng lem đất, chả tưới tắm chăm sóc vun xới tí gì” [NH Vĩ 2010].
leo heo 𦫼囂
AHV: liêu hiêu. Phiên khác: đìu hiu: vắng vẻ buồn bã (TVG, BVN), lều hiu: căn lều vắng vẻ (ĐDA, PL), lìu hiu (Schneider).
tt. <từ cổ> “bộ hiu hắc, quạnh quẽ, buồn rầu” [Paulus của 1895: 559]. Tựa cội cây ngồi hóng mát, leo heo ta hãy một leo heo. (Thuật hứng 67.8)‖ Leo heo ngoài cảnh thiền thiên, thuở trưa tước khóc, thuở đêm quyên sầu. (Thiên Nam c. 1369)‖ Người ta cám cảnh muôn ngàn, leo heo mọn mọn ở bên nẻo đường. (Thiên Nam c. 1374).
loạt loạt 律律
AHV: luật luật. Phiên khác: lọt đọt (TVG), lọt lọt: rõ ràng mông một (ĐDA, MQL), rọt rọt: suivre, poursuivre (theo, theo đuổi, đeo đẳng), rebattre les oreilles (đập vào tai, nói mãi nghe đến chán tai) (Schneider, VVK), rọt rọt: rõ ràng, rành rọt (NTN). Bản B chép 𥾽𥾽 TVG: bền bện. BVN: biện biệt.
dt. HVVT <từ cổ> nhất loạt, từ chữ nhất luật 一律. luật là nguyên từ của loạt, tiếng Việt hiện tồn cả hai từ nhất luậtnhất loạt. Cho nên, ở câu thơ này, chữ luật luậtloạt loạt. Kiểu láy toàn phần như thảy thảy, nơi nơi, chốn chốn... Án tuyết mười thu uổng đọc thư, kẻo còn loạt loạt chữ Tương Như. (Mạn thuật 36.2). Có thể diễn xuôi như sau: mười năm uổng phí khổ luyện học sách nho, xong rồi, cái còn lại chỉ là miên man những chữ nghĩa từ quan quy ẩn của Tư Mã Tương Như, cả nước non này cũng chỉ là hư huyễn, sự nghiệp của ta rút cuộc là khoe chữ “nhàn” trong bài phú Tử Hư. [tham khảo thêm NH Vĩ 2010]. x. Tương Như.
lú 屡
◎ Phiên khác: cũ (TVG), lủ: lủ khủ, lụ khụ (ĐDA), lủ: như lú (BVN), lụ (VVK). Nay theo Schneider.
tt. lãng trí, đầu óc chậm chạp. “lú: người kém trí phán đoán” [Rhodes 1651 tb1994], lưu tích trong lú lẫn, gà lú. Già hoà , tủi nhiều hành. (Tự thán 80.2). Công danh bịn rịn già , tạo hoá đong lừa trẻ chơi. (Tự thán 104.5).
lơ lửng 𪽮浪
◎ Phiên khác: lơ đãng (TVG), lơ lãng: vô tư lự, không biết lo xa (ĐDA), lơ lảng (PL).
đgt. tt. <từ cổ> chơi bời. “: giải trí. đi chơi lơ lửng. Cùng một nghĩa ” [Rhodes 1651 tb1994: 138], “lơ lửng: vacuus opere” [Taberd 1838: 269], lưu tích còn trong trai lơ. Xa hoa lơ lửng nhiều hay hết, hà tiện đâu đang ít hãy còn. (Huấn Nam Tử 192.3).
lưới thưới 𢅭𢄌
◎ Nôm: 䋥洒 AHV: lái sái. Sách Loại Thiên ghi: “Âm sư hãi thiết, si thượng thanh. Lái sái: áo rách.” (師駭切,篩上聲。𢅭𢄌,衣破也). Chữ sái còn cho âm đọc nữa là rưới trong từ rách rưới. Chữ lái sái còn để lại lưu tích trong từ lái xái hay lài xài “déchiré, déguenillé” [Bonet 1889: 333]. “lang thang lưới thưới: bộ rách rưới quá”[Paulus của 1895: 603], “lưới thưới: déguenillé” [Génibrel 1898]. Khảo dị: bản B ghi “rách rưới”. Phiên khác: lướt thướt (TVG), lái xái (ĐDA), rách rưới (Schneider), sếch sác: không chú nghĩa (BVN). Nay theo cách phiên của nhóm MQL, nhưng phân xuất nghĩa khác do ngữ cảnh, tạm xác định đây là nghĩa dẫn thân theo lối Việt dụng. x. la ỷ.
tt. HVVD <từ cổ> bộ giăng mắc phất phới, vẻ mậu thịnh. La ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng. (Thuật hứng 68.3). lái xái, lái sái, lưới sưới, lưới rưới, lài xài.
lưởng thưởng 朗賞
AHV: lãng thưởng. Phiên khác: lẳng thẳng (TVG), lẳng thẳng: đeo đẳng rất dai ở đời (BVN), lửng thửng: vẩn vơ qua ngày (gén, PL)
tt. <từ cổ> “bộ mệt nhọc, yếu đuối, bộ đi xiêu xó, không vững” [Paulus của 1895: 607]. Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân, lưởng thưởng chưa lìa lưới trần. (Mạn thuật 33.2). lảng thảng.
lảng bảng 朗凭
AHV: lãng bằng. Phiên khác: lửng vửng (TVG), lửng vửng: lờ vờ không thiết thực (BVN). Khảo dị: bản B ghi “lửng dửng”.
tt. Như bảng lảng, thuộc cơ chế đảo âm tiết ab = ba [xem thêm TT Dương 2006, 2008]. “bảng lảng. id. lảng: bỏ qua không nghĩ tới, không nhớ tới, lơ lửng, không chủ tâm.” [Paulus của 1895: 541]. Có thân thì cốc khá làm sao, lảng bảng công hư, tuổi tác nào. (Thuật hứng 47.2).
lảo thảo 老少
◎ Phiên khác: lão thiếu (TVG), lểu thểu: lếch thếch, xuềnh xoàng (ĐDA). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> lơ là, chểnh mảng, không chú ý, “bộ sơ sài, không chủ ý” [Paulus của 1895: 547; Taberd 1838: 256]. Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu, miễn là phỏng dạng đạo tiên nho. (Ngôn chí 3.1).
lầm cầm 淋𤴽
◎ Phiên khác: lầm dầm (TVG), lầm khầm (ĐDA), lầm cầm: lẫn lộn [NQH 2006: 585].
đgt. <từ cổ> không biết gì, thô lậu. “lầm cầm, qui souffre inconnu de tous. mặt lầm cầm, figure d’un homme colère et cruel” [Génibrel 1898: 387; MQL: 967- 968]. Người cười dại khó ta cam chịu, đã kẻo lầm cầm miễn mất lề. (Bảo kính 141.8).
lầm nhơ 淋洳
◎ Phiên khác: lấm nhơ (BVN). Xét, lấmlầm đều là các đồng nguyên tự, đều là danh từ trỏ “bùn”, lưu tích còn trong lầm than, lấm láp, lấm tấm [Taberd 1838: 251]. Sau, lấm chuyển dần sang làm động từ hoặc tính từ, như lấm tay, lấm chân [Taberd 1838: 251].
dt. bùn bẩn. Lầm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh, quân tử kham khuôn được thửa danh. (Liên hoa 243.1), dịch câu xuất ư nê nhi bất nhiễm 出淤泥而不染 trong ái liên thuyết của Chu Đôn Di.
lặn mọc 吝木
đgt. lên xuống (mặt trời, mặt trăng,…). Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.5).
đgt. dịch chữ xuất một 出沒 (nổi chìm, thăng trầm). Ban đầu trỏ nghĩa mặt trời mặt trăng đắp đổi, ví dụ: Hôm mai lặn mọc (Huyền Quang - Vịnh Hoa Yên 19). Sang cùng khó bởi chưng trời, lặn mọc làm chi cho nhọc hơi. (Ngôn chí 10.2). sông yêu lặn mọc biết mấy khuở cho thôi, nhà lửa nấu nướng biết ngày nào cho rồi < 愛河出沒幾時休,火宅憂煎何日了 [Tuệ Tĩnh - thiền tông 22a]. Phiên khác: lăn lóc [TVG,1953].
lẻo lẻo 了了
◎ Phiên khác: leo lẻo [PL 2012: 18], leo đẻo (ĐDA).
tt. <từ cổ>âm cổ của leo lẻo. Phơ phơ đầu bạc ông câu cá, lẻo lẻo duềnh xanh con mắt mèo. (Tự thán 101.6).
lụn 論
◎ Phiên khác: lọn (TVG, ĐDA), lụi (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> hết, biến âm phái nghĩa từ chữ lọn (trọn). “lun mat bloi, lun trang: ad occasum solis, lunæ” [Morrone 1838: 280]. “lụn năm: trọn năm, trót năm… tim lụn: (dầu hao): tim cháy hết, hết tim”. [Paulus của 1895: 600], lưu tích trong từ lụn bại. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi (Ngôn chí 2.6). x. lọn.
lừ cừ 𪪏居
◎ (lư cư). x. lù cù. Phiên khác: lừ khừ (ĐDA, MQL), lờ khờ (VVK). Nay theo TVG.
tt. <từ cổ> âm cổ của lừ khừ.lừ cừ: bộ chậm lụt, cử rử” [Paulus của 1895: 592], “lừ cừ: bộ chậm chạp ăn nói không thông” [Paulus của 1895: 196], “lu cu et lu cu: morosus ex infirmitate” [Morrone 1838: 212]. Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.2)‖ (Bảo kính 180.2).
lững đững 浪蕩
◎ Nôm: 浪蕩 AHV: lãng đãng. Phiên khác: lẵng đẵng: lận đận, vất vả (TVG, BVN), lãng đãng (VVK, Schneider).
đgt. lúc đi về phía này lúc lại đi về phía nọ, không có mục đích gì, và không câu nệ trói buộc bởi bất cứ điều gì. “lững đững: bộ lờ đờ không tới không lui, không phấn phát; lờ đờ lững đững: bộ dở chìm dở nổi, không tới không lui” [Paulus của 1895: 333]. Mấy kẻ công danh nhàn lững đững, mồ hoang cỏ lục thấy ai đâu. (Tự thuật 121.7). Việt Hán tân tự điển của phó căn thâm ghi “lãng đãng: chầm chậm, trì hoãn”, hoặc ghi âm “lững đững” với nghĩa “không tiến không lui, dùng dằng nấn ná” (bất tiến bất thoái) hoặc âm ”lững thững” với nghĩa “ung dung thong thả không gấp gáp” (thung dung bất bách). Truyền Kỳ Mạn Lục giải âm có câu: “lãng đãng đoái trông” <徘徊顧望. Dựa trên các cứ liệu trên nhóm MQL đề xuất phiên là “lững đững” với nghĩa “dùng dằng nấn ná” cả câu thơ có nghĩa: mấy kẻ công danh thôi đừng nấn ná dùng dằng ở chốn quan trường làm gì nữa. [MQL 2001: 921]. Theo chúng tôi, câu này nên diễn nghĩa như sau: “mấy kẻ công danh quen thói nấn ná ở chốn cửa quyền kia. [rồi mai kia cũng chỉ còn lại] một nấm mồ hoang xanh cỏ, có ai còn biết là ai nữa đâu”. Ss Trăm năm còn thấy chi đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì (cung ).
lựa 路
AHV: lộ. Phiên khác: lọ (ĐDA), nay theo TVG, MQL, PL.
đgt. chọn. “lựa 路: eligere. Chọn lựa 撰路: id.” [Taberd 1838: 280]. Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ, tay còn lựa hái cúc Uyên Minh. (Mạn thuật 31.6).
Man Xúc 蠻觸
◎ Phiên khác: men móc (TVG). Nay theo ĐDA.
dt. đc. <Đạo> nước man và nước xúc. Trang Tử thiên Tắc dương có đoạn: “Có một nước nằm bên sừng trái của con sên tên là xúc thị, lại có một nước khác nằm ở bên phải sừng con sên tên là man thị, tranh đất đánh nhau suốt, chết mất mấy vạn.” (有國於蝸之左角者曰觸氏,有國於蝸之右角者曰蠻氏,時相與爭地而戰,伏尸數萬), đời sau gọi đó là Man Xúc tương trì. ‖ Nguyễn Trực trong bài Ngẫu hứng có câu: Man Xúc tâm hôi tục lữ hưu (tro lòng Man Xúc đã tắt trong kẻ lữ khách). . Lòng người Man Xúc nhọc đua hơi, chẳng cốc nhân sinh gưởi chơi. (Tự thán 85.1).
mui 𫂚
◎ Phiên khác: mái: mái chèo (TVG, ĐDA). Nay theo Schneider, nhóm MQL, NHV và Nguyễn Quang Hồng [2006: 709].
dt. tấm đan uốn cong để che phần sạp thuyền từ lòng thuyền đến mũi, nó phân biệt với mai là tấm che cố định phần lòng thuyền. Mui thường có một đầu cong lớn và một đầu cong nhỏ. Bình thường được xếp trên mai hoặc để trên bến, khi có mưa hay tối ngủ, kéo xuống che sương gió. [NH Vĩ 2010]. linh hạm: Mui bồng cửa sổ hai bên (CNNA 28). Sập cửa mui nằm mé nọ nơi HĐQA. mui bành voi. Mui xe.
dt. phần sạp thuyền giới hạn bằng phần mũi và phần lòng thuyền, nơi sẽ được mui① che lên khi cần thiết [NH Vĩ 2010]. Mui thác trăng dương thế hứng, buồm nhân gió, mặc khi phiêu. (Tự thán 101.4).
mày đe 眉泥
◎ Phiên khác: mày nề. Cau mày khó chịu, trong “mặt nặng mày nề” (theo ĐDA, Schneider, MQL, VVK, TTD 2014) = “mặt nặng mày nhẹ”, Ss “mặt sưng mày sỉa”. NHV phiên “mè ne”. Nay đề xuất phiên “mày đe”.
đgt. <từ cổ> trơ lì, trơ trẽn. “mày đe: mày dày, không biết mắc cỡ” [Paulus của 1895: 623] “mặt đe: lì lợm, mặt chai mày đá, không biết xấu hổ” [Paulus của 1895: 284]. Đe nghĩa là cái đe để giọi sắt trong nghề rèn, như trong đe loi, ngàm đe, hòn đe. Tng. trên đe dưới búa. Cách nói “mày đe” hay “mặt đe” là cách nói rút gọn từ kiểu ví von “mặt mày trơ lì như cái mặt đe”. Chữ “đe” trong QATT được ghi bằng chữ Nôm 泥. Mối liên hệ n-/đ- đã có tiền lệ, như nói nôm- nói đôm, nệm- đệm, nóc – đốc, nọc – độc, nác (nước) – đác, nắm – đấm, no – đủ, nút - đút. Đòi khuở khó khăn chăng xuýt uẩy, thấy nơi xao xác đã mày đe. (Tự thán 79.6). Hai câu này nói về nhân tình thế thái: khi thấy người ta khó khăn thì chẳng thèm hỏi han; khi thấy người giàu có thì mày dày dặn dạn xun xoe ra chào hỏi. x. xuýt uẩy.
mách 𠰌
AHV: mạt. Phiên khác: mùi (ĐDA) vì cho là chữ 味.
đgt. <từ cổ> bảo, nói, “mách: postica criminatio. Mách miệng: renuntiare. Mách bảo. id. đôi mách: delationes discutere” [Taberd 1838: 291]. qng. ngồi lê đôi mách. Mách lẻo. Kể ngày con nước toan triều rặc, mách chúng thằng chài chác cá tươi. (Tự thán 76.4), chữ “mách” (động từ) đối với chữ “kể” (động từ), chuẩn đối. “bài thơ phát ngôn thái độ sống của ẩn sĩ như đoạn tuyệt với cung đình. Khi tại thế thường phải lo lắng rằng mình sống không giống với thói tục của những người xung quanh. Về đến đây rồi thì thôi đã hết tiếng chê cười đàm tiếu. Muốn biết ngày thì tính toan theo con nước triều rặc. Muốn ẩm thực dân dã thì mua chác cá tươi của thằng chài…” [NH Vĩ 2010].
mã 馬
◎ Phiên khác: ngựa (TVG).
dt. cái ngựa đàn, tức thanh gỗ hay kim loại để cố định một đầu dây, từ đó mới dòng dây qua các nhạn đàn và cuối cùng néo vào khoá đàn để điều chỉnh độ căng và cung phím của dây đàn, tiếng anh gọi là cái cầu đàn (bridge). Cầm khua hết , cờ xua tượng, chim bắt trong rừng, cá bắt ao. (Tự thán 89.5).
múa 舞
◎ Nôm: 布 AHV: vũ. Ss đối ứng muə (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 243]. Tương ứng -ua (THV) -u (AHV): (goá-) bụa (quả-) phụ 婦, bua (-việc) (công) phu 夫, búa phủ 斧, bùa phù 符, mùa vụ 務, (chợ-) búa phố 舖 [An Chi 2005 t2: 70]. Phiên khác: bó: tha hồ có trúc đó, boa mấy thì bó (PL, Schneider), bủa (BVN). Nay theo TVG, MQL.
đgt. chuyển động theo một tiết tấu nhịp điệu nhất định, múa: đọc theo âm THV. Củi hái, mây dầu trúc múa, cầm đưa, gió mặc thông đàn. (Tự thán 95.3). Xét, chữ “múa” chuẩn đối với chữ “đàn”.
măng tằng 瞢䁬
◎ Nôm : 恾曾. Phiên khác: màng tang: vùng thái dương chỗ tai giáp trán (TVG), mang từng (VVK), mằng tằng (ĐDA, Schneider), mằng tăng (MQL). Nay theo gợi ý của nhóm MQL, sửa là “măng tằng”. Xét, chữ 瞢 có AHV là “măng”, thường quen đọc là “manh” trong “thong manh” (mù dở). Chữ “tằng 㬝”: sách Quảng Vận ghi “tạc lăng thiết” (昨棱切), Tập Vận ghi: “Âm tằng” (音層), sách Loại Thiên ghi: “Măng tằng: mắt mờ không được sáng” (瞢㬝目不明貌) [Khang Hy Tự Điển 2006: 905].
đgt. HVVD <từ cổ> lờ mờ, nhá nhem, chạng vạng tối, mơ hồ. Sách Tự Đức Thánh Chế Tự Học có câu: măng tằng con mắt lem hem [chuyển dẫn MQL: 863]. Non tây bóng ác đã măng tằng, dìn đỉnh tùng thu vãng chừng. (Tự thán 98.1). Ai xui nên nỗi măng tằng, lòng dùng phảng phất dưới trăng vật vờ. (Thiên Nam Ngữ Lục c. 7179).
mướn mung 慢夢
◎ Phiên khác: muộn mùng: muộn mằn, chậm trễ, lỡ thời (TVG), muộn màng (BVN), muộn mòng: thuê mướn (ĐDA), mượn mòng: thuê mướn (MQL, PL). Xét, “muộn” luôn được ghi bằng thanh phù 悶 trong lịch sử. Chữ “mượn” hơi khác nghĩa so với “mướn” dù là hai đồng nguyên tự. “mượn” nghĩa là “dùng nhờ đồ của người khác”, còn “mướn” là “chịu giá thuê mượn ít lâu” như thuyền mượn lái mướn [Paulus của 1895 t2: 59]. Ss đối ứng maɲ, muən (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 245].
đgt. thuê, âm “mướn mung” là một dạng láy theo khuôn “ung hoá”, như Lạnh lùng, sượng sùng, thẹn thùng, ngại ngùng… ruộng đôi ba khóm đất con ong, đầy tớ hay cày kẻo mướn mung. (Thuật hứng 56.2).
mẽ 󱫣
◎ Kiểu tái lập: *kmẽ. “mẽ”, “mã” và “vẻ” là các đồng nguyên tự. “mẽ” còn lưu tích trong “khoe mẽ”. khng. còn nói: “chỉ được cái mẽ bề ngoài” hoặc “chỉ được cái mã”, “làm mầu làm mè”, “làm dáng làm vẻ”. “khoe mẽ” gần với “tỏ vẻ”. Mối quan hệ v-/ m- là điều đã được chứng minh. Phiên khác: mẩy (TVG), mẻ: hồi chuông (ĐDA), mỉa: giống (PL).
dt. vẻ. Phồn hoa một đoạn tỉnh mơ, mẽ chuông tàn cảnh sất sơ. (Tự thán 108.2). Nhà thơ Khuất Nguyên trong bài Bốc cư có câu: “chuông vàng bỏ nát, nồi đất vang rền. Đám nịnh nghễu nghện, người hiền bặt tên.” (黃鐘毀棄,瓦釜雷鳴. 讒人高張;賢士無名). Câu này hàm ý người tài trí thì bị chịu tội, còn những kẻ bất tài thì được ân sủng. pb mỉa.
mỉa 𱻐
◎ Kiểu tái lập: *kmỉa. *kmỉa > mỉa TT Dương 2012a]. Phiên khác: mở (TVG, BVN, ĐDA, Schneider, PL). Nay theo trần uyên thi (2010).
đgt. <từ cổ> giống, giống như, sánh với. “美 mỉa. Similis, e. 美枚 mỉa mai. 美羕 mỉa dạng. 美似 mỉa tợ. 美美 mỉa mỉa. 美欮 mỉa chiệng.” [Béhaine 1773: 292; x. Taberd: 305; Génibrel 1898: 452]. “mỉa .n. mường tượng, gần giống, không khác gì bao nhiêu. Mỉa mai. Mỉa giống. Mỉa dạng. Mỉa tợ. Mỉa chiệng. id.”[Paulus của 1895: 646]. Ngàn nọ so miền Thái Thạch, làng kia mỉa cảnh Tiêu Tương. (Trần tình 42.4)‖ Mỉa đào nguyên động, in đồ đồ vũ lăng (chiêu anh các - lư khê vãn c. 24). Nét phong tao mỉa chuyện hồng lâu, trang thanh tú cũng phường bạch bích. (đông lộ địch 9).
nghi ngút 𪟽𩂁
◎ Phiên khác: ngây ngất: cao vời vợi (Schneider). Nay theo TVG.
tt. vẻ mây khói bay kín trời, “mù mịt” [Paulus của 1895]. Trời nghi ngút nước minh mông, hai ấy cùng xem một thức cùng. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.1).
ngó 午
◎ Phiên khác: ngủ.
đgt. nhìn ra. Tác ngâm song có mai và điểm, dời ngó rèm lồng nguyệt một câu. (Bảo kính 159.4). x. xem.
ngõ 午
◎ Phiên khác. ngỏ: bộc lộ (TVG), ngộ: thông minh (ĐDA), ngộ: có vẻ khác thường (BVN), ngộ: thường vẫn nói thông minh dĩnh ngộ (MQL).
tt. <từ cổ> giỏi, “khôn ngõ: khôn ngoan, hiền ngõ: id. tài ngõ: tài trí. có tài có ngõ thì gõ với nhau” [Paulus của 1895: 710]. Tài tuy chăng ngõ, trí chăng cao, quyền đến trong tay chí mới hào. (Tự thán 89.1). Câu này cho thấy ngõ ở thế kỷ XV vẫn còn dùng độc lập
ngạc 萼
◎ Phiên khác: ngạt (TVG, ĐDA), ngắc (VVK).
tt. <từ cổ> tắc, “không thông” [Paulus của 1895: 693]. Đến trường đào mận ngạc chăng thông, quê cũ ưa làm chủ cúc thông. (Thuật hứng 50.1).
ngỡ ốc 午沃
ốc ngỡ. Phiên khác: ngõ (TVG).
tt. <từ cổ> tưởng, nghĩ. “ốc ngỡ 沃語: putare” [Béhaine 1773: 461, 364], “ốc ngỡ: s’imaginer, penser” [Génibrel 1898: 583; Schneider 1987: 488; MQL 2001: 844 - 846]. Ngỡ ốc nhượng khiêm là mỹ đức, đôi co ai dễ kém chi ai. (Tự thán 91.7).
ngủ 俉 / 𪟳 / 午
◎ Phiên khác: ngỏ: để ngỏ cửa toang hoang (ĐDA), ngỏ (BVN), ngõ (MQL). Xét, “ngõ” (danh từ) không đối với “say” (động từ). Ngỏ (mở) không hợp nghĩa với “tênh hênh”, vả lại “tênh hênh” cũng không có nghĩa “toang hoang” như ĐDA đã nêu. Chỉ có “ngủ tênh hênh” mới làm rõ trạng thái tự do, thoải mái của chủ thể , “ngủ tênh hênh” chuẩn đối với “say lểu thểu”. Nay theo TVG, Schneider, VVK, PL. Với chữ Nôm 𪟳 { 个 + ngọ 午}, nhẫn Gaston tái lập là *kngủ [1967: 46; xem TT Dương 2012a]. Ss đối ứng ŋu (3 thổ ngữ Mường), tăj, dăj (26 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 250].
đgt. trái với thức. (Trần tình 42.5)‖ Ngủ tênh hênh, nằm cửa trúc, say lểu thểu, đứng đường thông. (Thuật hứng 61.3)‖ (Tự thán 110.1).
nhặn 忍
◎ Phiên khác: nhẫn (TVG, ĐDA, PL).
tt. <từ cổ> ít, khuyết, hao, lưu tích còn trong nhiều nhặn (dịch chữ đa thiểu, nhiều < đa, nhặn < ít). Toan kể tư mùa có nguyệt, thu âu là nhặn một hai phần. (Thu nguyệt tuyệt cú 198.4).
nhẻ 你
◎ Phiên khác: nhẹ (TVG, ĐDA, VVK, BVN), nể (Schneider), nệ: e ngại (PL), né (TT Dương, NH Vĩ 2011). Nay theo MQL.
đgt. <từ cổ> đầy, lắm, “nhe nhẻ: Plein, rempli de” [Génibrel 1898], “nhẻ” (đầy) chuẩn đối với “no” (đủ) [MQL 2001: 823]. Xét “nhe nhẻ” là dạng hậu kỳ của láy toàn phần “nhẻ nhẻ”, suy ra từ gốc là “nhẻ”, với cứ liệu này, “nhẻ” ở thế kỷ 15 vẫn được dùng độc lập Như vậy, nhẻ là từ gốc Việt. Chông gai nhẻ đường danh lợi, mặn lạt no mùi thế tình. (Tự thán 80.3).
nhờn 閑
◎ Phiên khác: nhàn (TVG, ĐDA), hèn (Schneider, PL). Nay theo MQL.
đgt. <từ cổ> lờn, khinh, trái với trọng, lưu tích còn trong từ khinh nhờn/ khinh lờn (khinh = nhờn). Bởi quan đú đởn cho dân nó nhờn. (Lý Hạng ca dao 3). Nay, “nhờn” mang nghĩa “cư cử thân gần quá mức”, như câu: nhờn với chó chó liếm mặt. Chuộng thì nên ngõ, nhờn thì dái, trật chẳng hề âu, được chẳng mừng. (Bảo kính 161.3). Câu này ý nói, khi được ân sủng thì người đời thấy mình thông minh tài giỏi, đến lúc thất sủng thì họ lại thấy sợ hãi. Ý này hô ứng với câu đầu trong bài “yêu nhục nhiều phen vốn đã từng”. đng mạt, lạt.
no nao 奴𱜢
◎ Phiên khác: nọ nào (TVG, ĐDA).
dt. <từ cổ> no: khi; nao: nào. no ấy: khi ấy. no ấy, Bụt hầu đem đại chúng đi chính nam, thấy một đống xương khô, Bụt mới lạy năm thể đến đất, tạ lễ xương khô ấy. (Phật Thuyết: 6b9). “no nao: chớ chi, chừng nào” [Paulus của 1895: 764]. No nao biết được lòng tri kỉ, vạnh non tây nguyệt một vầng. (Bảo kính 161.8)‖ Loạn li lại cách nước non, no nao bóng nguyệt lại tròn như xưa (Thiên Nam Ngữ Lục, c. 979)‖ no nao ai tát bể sầu, kẻo còn dưới gác trên lầu luống trông (Chinh Phụ Ngâm, c. 123-124).
nâng 娘
◎ Phiên khác: nương: nương tựa (TVG, ĐDA), nương = vườn (Schneider).
đgt. đặt trên tay. Lai láng lòng thơ ngâm chửa đủ, ngồi nâng toàn ngọc, triện còn hương. (hoa mẫu 233.4).
nâng niu 娘嵬
◎ Phiên khác: nàng ngồi (TVG), nâng coi (MQL, PL), nương ngôi (BVN). Nay theo ĐDA, cho rằng 嵬 viết lầm từ chữ 㝹 “nao”, đọc chệch thành niu.
đgt. nâng lên thận trọng, nhẹ nhàng. “nâng niu: demulcere” [Taberd 1838: 327]. Nẻo đến tin đâu đều hết có, nâng niu ai nỡ để tay không. (Thái cầu 253.8).
nén 𱴸
◎ (sic),các văn bản nôm thường bị nhầm chữ “碾” (AHV: niễn) với chữ Nôm “nặng” 𥘀, dẫn đến một số từ điển đã sưu tập những tự dạng này [NQH 2006: 741]. Xét, “niễn 碾: con lăn, ống trục nghiền như cái con lăn để tán thuốc vậy, dùng bánh tròn hay cột tròn lăn cho nhỏ đất cũng gọi là niễn.” [ĐT Kiệt 2010]. Như vậy, niễn sẽ cho các đồng nguyên tự là nghiến (chèn lên, nghiến răng), nghiền (-bột, -cám) và nèn (dùng lực đè lên cho chặt), nén (đè xuống ghìm xuống). Phiên khác: rán: cố gắng (BVN). Nay theo TVG, ĐDA, Schneider, VVK, MQL, PL.
đgt. ghìm lại, kìm lại, “đè nén: suspicari” [Taberd 1838: 330]. Nén lấy hung hăng bề huyết khí, tai nàn chẳng phải lại thung dung. (Tự giới 127.7). Nén niềm vọng mựa còn xốc xốc (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
nõ 卵
◎ Nôm: 怒 Phiên khác: nọ (TVG, ĐDA). Phng. Nghệ An: nỏ. Ss đối ứng na (25 thổ ngữ Mường), nɔ, no (5 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 251]. Tương ứng, nõ nường - nõn nường (theo quy luật âm dương đối chuyển) cho phép xác nhận nõ/ nỏ là biến thể của nõn, mà nõn là âm THV của noãn có các nghĩa: trứng, hòn dái [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 318]; sang tiếng Việt mở rộng nghĩa thành dái, Dương vật [Văn Tân 1977: 589; An Chi 2005 t2: 348- 355, 385-389], lại có kiểu phân hoá âm và nghĩa thành lồn (Ss ABK: luǎn). Quy luật chung, các phủ định từ phần lớn đều xuất phát từ các từ trỏ sinh thực khí.
pt. <từ cổ> “: chẳng có chi, chẳng hề. nõ lo: chả lo, chẳng thèm lo. nõ sợ: chẳng sợ. nõ thèm: chả thèm” [Paulus của 1895 t2: 250]. Có của hằng cho lại có thông, tích nhiều con cháu trông. (Bảo kính 130.2). Lỗi thác sá toan nơi ủy khúc, hoà hưu thì khiến tù mù. (Bảo kính 152.6).
nắm thì 捻時
◎ Nôm: 稔𪰛 (稔時). Phiên khác: nắm thời (MQL), thẩm thời (TVG, VVK), nhẫm thì (Schneider), nhằm thì: đúng lúc (BVN). Nay theo ĐDA, PL.
đgt. HVVT <Nho> dịch chữ đãi thì 待時. Sách Mạnh Tử thiên Công tôn sửu thượng có đoạn: “người tề có câu rằng: ‘tuy có trí tuệ, chẳng bằng thừa thế; tuy có cày bừa chẳng bằng nắm đúng thời vụ’”. (齊人有言曰:‘雖有智慧,不如乘勢;雖有鎡基,不如待時’). Phúc của chung, thì hoạ của chung, nắm thì hoạ khỏi phúc về cùng. (Bảo kính 132.2).
nồm nồm 喃喃
◎ Nôm: 南南 Phiên khác: nàm nàm (ĐDA), nêm nêm: liên tiếp nêm vào (VVK), nườm nườm (BVN), nươm nươm: luôn luôn, dẫn Paulus của 1895 “nươm”: “luôn luôn” (PL). Nay theo TV Giáp.
tt. HVVT <từ cổ> vẻ (gió nồm thổi) ấm áp và hài hoà. Ánh cửa trăng mai tấp tấp, kề song gió trúc nồm nồm. (Tự thán 97.4). nàm nàm.
nừng 能
◎ Tày: nứng, nâng, nấng (số một). [HTA 203: 388]. Phiên khác: năng, hay.
p. <từ cổ> ít, chỉ, chỉ có. “僅 cận: nừng, ít, chỉ có thế” [Thiều Chửu 1999: 30]. “僅 cận: nầng” [Nguyễn Bỉnh 1909: 33a; ngũ thiên tự 1932: 92; vũ văn kính 2003: 97; cứ liệu và ý kiến của lê hữu mục chuyển dẫn trần uyên thi 2010]. Trúc thông hiên vắng trong khi ấy, nừng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm. (Ngôn chí 5.8)‖ Tranh giăng vách nài chi bức, đình thưởng sen nừng có căn. (Tự thán 110.4)‖ Khí dương hoà há có tây ai, nừng một hoa này nhẫn mọi loài. (Đào hoa thi 230.2)‖ Nừng có mỗ Bụt hay trừ ← (duy Phật năng trừ 惟佛能除) (Phật Thuyết, 43a) ‖ Biết đào hồng hay liễu lục, thiên hạ nừng mỗ chủ tri âm (Trần Nhân Tông- Cư Trần Lạc Đạo Phú, đệ nhất hội).
nữa chi 女之
◎ Phiên khác: nỡ chi (TVG, MQL, PL). Nay theo ĐDA, Schneider, BVN.
lt. <từ cổ> lại còn, hơn nữa, dùng để so sánh hơn. “nữa chi: quid ampliùs” [Taberd 1838: 378]. Lan huệ chẳng thơm thì chớ, nữa chi lại phải chốn tanh tao. (Bảo kính 167.8).
om thòm 痷󰠐
◎ Phiên khác: âm thầm: buồn rầu, ngấm ngầm (TVG), om thòm (BVN, MQL), om sòm (Schneider, PL).
đgt. <từ cổ> (tiếng kêu lớn) điếc tai, còn có biến âm là om sòm [Paulus của 1895: 789], “om sòm: strepitus, fragor” [Taberd 1838: 384]. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.5). om đồng nguyên với um, trong quát um, ỏm trong kêu ỏm tỏi.
phiên 片
◎ Phiên khác: phên: phiến sách, quyển sách (PL). Xét, “phên” là âm Việt hoá của “phiên” (藩) là tấm đan bằng tre để đựng đồ hoặc che nắng, hay làm hàng rào, như phên liếp, phên giậu. Sách Kinh Dịch quẻ Đại tráng ghi: “Dê cừu húc phên giậu” (羝羊觸藩).
dt. HVVD lượng từ của sách, đọc theo thanh bằng cho hợp vận. Sách một hai phiên làm bậu bạn, rượu năm ba chén đổi công danh. (Tự thán 80.5).
pháo phúc 砲覆
◎ Phiên khác: háo hức: nóng nẩy (TVG). Nay theo BVN, MQL, NQH.
đgt. <từ cổ> “trở đi trở lại” (BVN 1994: 115), “lật đi lật lại, xoay trở mọi bề” [NQH 2006: 877, 898], “trở đi trở lại nhiều lần, nghĩa bóng là làm phiền” [MQL 2001: 961]. Làm chi pháo phúc lòng nhau bấy, rốt nhân sinh bảy tám mươi. (Bảo kính 138.7)‖ pháo phúc gùng gạn dịch câu phản phúc cật biện chung bất năng thắng 反覆詰辯終不能勝 (TKML qii tản viên từ phán sự lục, tr.44a).
phơi phơi 批批
◎ (phi phi). Phiên khác: phây phây: phấp phới (ĐDA); phây phây: đẹp phây phây (BVN, MQL), phe phe: bay phấp phới (Schneider, PL). phơi phơi là kiểu tính từ láy âm toàn phần từ một động từ, kiểu như lộ lộ (lồ lộ) < lộ (- ra), ngửa ngửa < ngửa (ngửa mặt), nghiêng nghiêng < nghiêng (nghiêng người), che che < che (ví dụ: che che cửa động một đường len - trịnh sâm). Nguyên động từ “phơi” là ”phô ra”. ví dụ mình cài xiêm lục phơi đuôi phượng, bóng tịn đìa thanh uốn khúc rồng. (Hồng Đức QATT b.228).
tt. <từ cổ> (vẻ rực rỡ) bày lồ lộ ra trước mắt. Năm thức phơi phơi đuôi phượng mở, tám lòng ỉm ỉm chữ nhàn phong. (Thái cầu 253.3). Chữ phơi phơi (biểu lộ ra bên ngoài) đối lập với trạng thái ỉm ỉm của những nội dung phong kín bên trong.
quyền quyền 拳拳
◎ Phiên khác: cồn cồn: khư khư (BVN), cuồn cuồn (VVK). Nay theo TVG, ĐDA.
tt. <từ cổ> thiết tha, quyến luyến, cố giữ lấy [TVG, 1956: 104]. Lưu Hướng đời Hán trong liệt nữ truyện có câu: “quyến luyến như người thân” (拳拳若親). Sách Trung Dung có đoạn: “anh hồi làm người: một khi đã nắm được cái đạo Trung Dung, nắm được điều thiện thì thiết tha giữ trong lòng mà không có phút nào rời ra” (回之為人也,擇乎中庸,得一善,則拳拳服膺而弗失之矣). Chớ còn chẳng chẳng, chớ quyền quyền, lòng hãy cho bền đạo Khổng môn. (Tự thán 111.1).
quạt chè 橘茶
◎ Phiên khác: quất chè (TVG), quất chè: cái que tre to và bẹt như chiếc đũa cả, dùng để quất vào cái túi nhỏ đựng vỏ chè mai hoặc lá chè tươi, cho chè dập nát trước khi bỏ cả túi vào ấm to mà om (BVN 1994: 83). Quých chè: chim tiêu liêu trong sách Trang Tử chỉ an phận làm tổ trên một cành cây nhỏ, chứ không quan tâm đến cả rừng cây, trỏ việc Hứa Do từ chối nhập thế (Schneider, PL 2012: 138). Thuyết này gán ”chích choè” thành “quých choè”. Hiện chưa thấy đâu ghi nhận âm này.
dt. <từ cổ> bộ dụng cụ để nấu và hãm chè. “quạt chè 橛茶: theum coquere” [Taberd 1838: 409]. Tỏ tường phiến sách con Chu Dịch, bàn bạc lòng nhàn cái quạt chè. (Tự thán 79.4).
quải 𢮿
AHV: quải (treo). Xét, k- đối ứng với s-, như: xoăn ~ quăn/ quằn, xoắn ~ quắn, xáng/ sáng ~ quang, xoay/ xây ~ quay, xoắt xít ~ quấn quýt, xoẹt (lửa) ~ quẹt (lửa), sắt/ xắt ~ quắt, sánh/ xánh ~ quánh, xoáy ~ khoáy,… [đt thắng 2012: 8-9]. Phiên khác: ngoái (TVG), queo (BVN). Nay theo ĐDA, MQL, PL.
đgt. <từ cổ> xoải chân, duỗi chân ra. Đằm chơi bể học đã nhiều xuân, dời đến trên an nằm quải chân. (Nghiễn trung ngưu 254.2).
quảy 掛
◎ Nôm: 挂 Đọc âm PHV, AHV : quải. Phiên khác: khoẻ (bản B). (sic). quẩy.
đgt. treo, khoác trên vai. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.2)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ (Bảo kính 153.6, 155.6).
riêng 貞
◎ Phiên khác: trinh: tiết tháo, phẩm chất trinh trắng của hoa sen (TVG, MQL, PL). Nay theo BVN, NQH. Xét, chữ riêng thường được viết là 貞私 , là dạng chữ Nôm hình thanh đời sau. Ss đối ứng hriəŋ (5 thổ ngữ Mường), riəŋ (15), diəŋ (3), ʑiəŋ (4) [NV Tài 2005: 262].
tt. của một mình mình, trái với chung. Gió đưa hương đêm nguyệt tịnh, riêng làm của có ai tranh (Liên hoa 243.4).
rêu 嫽
◎ (sic) < 燎, hiện tượng nhầm từ bộ hoả thành bộ nữ, thanh phù: liêu. Kiểu tái lập: *hrɛw¹ > rêu. [TT Dương 2013b]. Khảo dị: bản B ghi {艹 + 尞}. Phiên khác: lèo: lèo buồm (TVG), rều (ĐDA), diều: cái diều (BVN), rìu (Schneider). Nay theo nhóm MQL.
dt. dịch chữ đài 苔. Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi, rêu bụi bụi thấy tiên đâu. (Trần tình 41.8). Mượn ý từ bài Tái đáo Thiên Thai của Tào Đường: “Lại đến Thiên Thai hỏi ngọc chân, rêu xanh đá trắng hoá bụi trần.” (再到天台訪玉真,蒼苔白石已成塵 tái đáo Thiên Thai phỏng ngọc chân, thương đài Bạch Thạch dĩ thành trần). x. Vương Chất. ở đây ý thơ đan cài hai điển khác nhau. Câu trên là nói về việc Vương Chất gặp tiên, câu dưới lại chắp ý thơ “rêu thành bụi trần” của Tào Đường về việc gặp tiên của hai chàng Lưu Nguyễn. Hiện tượng mỗi câu dùng một điển là một thủ pháp thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi. x. bụi bụi.
rạc rời 落來
◎ Phiên khác: lạc lài (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, PL), lạc lài: thư buộc ở chân nhạn đu đưa trong gió (BVN). Nay đề xuất.
tt. Như rời rạc, rơi rác. “rạc rời: bời rời, rời rợt, rã rời”[Paulus của 1895: 854; 876]. Ss một số cặp đảo âm như: thơ rơ/ rơ thơ, ngẩn ngơ/ ngơ ngẩn. Thư nhạn rạc rời khi gió, tiếng quyên khắc khoải khuở trăng. (Tự thán 98.3). rạc rài. chứa nhân chứa ngãi thì giàu, chứa bạc chứa ác ốm đau rạc rài. cd
rảng rảng 浪浪
AHV: lãng lãng. Phiên khác: dăng dẳng (TVG, BVN); lừng lựng: có ý là từ không mà bày đặt ra, ví dụ nói lừng lựng cho người ta. Câu này ý là: chính là chuông mà người ta dựng đứng lên nói rằng đó là đá (ĐDA); lừng lửng (VVK). Nay theo Schneider.
tt. <từ cổ> “rảng: tiếng đồ đồng thau, đồ cứng khua động mà nghe thanh. rảng rảng: tiếng kêu thanh mà ròn (như lạc ngựa)” [Paulus của 1895: 861]. Rảng rảng người rằng chuông ấy thạch, dộng thì cũng có tiếng coong coong. (Thuật hứng 61.7).
rặc 落
◎ Đọc theo âm THV. AHV: lạc. Phiên khác: lạc: xuống (TVG, ĐDA). Nay theo Schneider, MQL.
đgt. (con nước, thuỷ triều) rút, xuống. “rặc: canh, rút xuống (nói về nước)” [Paulus của 1895 t2: 240]. Kể ngày con nước toan triều rặc, mách chúng thằng chài chác cá tươi. (Tự thán 76.3). bao giờ rặc nước sông bùng, hai vai trúc đá bể Đông cát bồi. cd x. triều rặc.
rụng 𬈭 / 用 / 洞
◎ thanh phù nôm chủ yếu dùng thuỷ âm đ- để ghi r-. Đối ứng đ- r- giữa phương ngữ Bình Trị Thiên và Hà Nội như: đún rốn, đùng mình rùng mình, đuốc ruốc (ruốc nấu canh),… [VX Trang 1997: 241]. Phiên khác: động (TVG), rúng: rung cảm, xao xuyến, do tra cứu âm rúng trong Taberd 1838, Génibrel 1898, Paulus của 1895 (Schneider, PL). Nay theo ĐDA.
đgt. rơi xuống. (Thuật hứng 48.3, 51.4, 52.3)‖ (Tự thán 95.5, 105.5)‖ (Mộc cận 237.3). Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.5).
rụng rời 𬈭浰
◎ Phiên khác: rụng rơi (ĐDA). Xét, “rụng rơi” và “rụng rời” đều là các đồng nguyên tự. Nhưng ở đây, đang thuộc khuôn vần -ời (dấu huyền) nên phiên như vậy.
đgt. <từ cổ> ý mạnh hơn rụng, đến thế kỷ XIX thấy đã có nghĩa dẫn thân “hãi kinh, sợ sệt” [Paulus của 1895: 884]. Thân nhàn đến chốn dầu tự tại, xuân muộn nào hoa chẳng rụng rời. (Thuật hứng 59.6).
rửa 瀉 / 𣳮
AHV: tả. Kiểu tái lập từ ngữ liệu của Chu Lễ: *sah [Schuessler 2007: 537]. Nguyễn tài cẩn gợi ý đến khả năng song tiết hoá ở Việt-Chứt [1997: 118]. Cứ liệu ngữ âm hiện còn cho phép xác định đó có khả năng là tổ hợp phụ âm đầu: rửa ráy được ghi bằng 𪡉󱞮 (cá 个+ lã 呂,cá 个+ tái 塞), kiểu tái lập có thể là *ksả *ksái, nguyên văn: rửa ráy rén hót nhơ <洗濯頻除穢 (Phật Thuyết 15a5). Cứ liệu ngữ nghĩa: rửa được ghi bằng chữ Nôm 𤀗 ở thế kỷ XVI-XVII được dùng để đối dịch chữ tẩy 洗: lời nhơ nói xấu, phiền ngươi rửa đấy ← 蕪辭穢語煩公洗之 (TKML i 13b12). Như thế, chữ rửa ráy 瀉洗 là một từ Hán Việt Việt tạo. Quá trình biến đổi ngữ âm từ Hán sang Việt như sau: *sah *sai>*ksả *ksái> rửa ráy. *ksả *ksái là âm HHVH ở tiếng Việt tiền cổ, rửa ráy là âm HHVH ở giai đoạn tiếng Việt cổ (xiii- xvi), đến nay vẫn dùng. Tương ứng: đi tả/ đi rửa. Từ Hán Việt như tả lị, trong đó thổ tả 吐瀉 (trên nôn dưới rửa) còn cho lối nói đi rửa ruột, sau được dùng để rủa: đồ thổ tả. rửa xuất hiện trong một số từ kép và một số kết hợp như: rửa ráy, giặt rửa, gột rửa, rửa thù, rửa hận, rửa nhục, rửa tội, rửa chân tay, rửa ảnh, rửa tiền. sớm rửa cưa trưa mài đục. Thng Phiên khác: tả: chảy rốc xuống (TVG, ĐDA, BVN), dã: giải, làm cho bớt sức theo ghi nhận của Paulus của 1895 và Génibrel 1898 (Schneider, MQL, PL).
đgt. (mưa, thác) tưới xuống, đổ xuống. Lục Du trong bài Vũ dạ có câu: “Mưa rào như suối rửa ngòi sâu, nhà không nằm trước ngọn đèn sầu.” (急雨如河瀉瓦溝,空堂卧對一燈幽 cấp vũ như hà tả ngoã câu, không đường ngoại đối nhất đăng u). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7), chữ rửa ở câu này dùng với hai nghĩa, ở câu trên là tả cảnh thác đổ, nhưng khi ý thơ vắt dòng xuống câu dưới thì rửa đã mang nghĩa gột rửa. Đây là một ví dụ nữa cho việc chơi chữ nước đôi có hệ thống và có chủ ý trong thơ Nguyễn Trãi.
đgt. gột cho hết (bẩn, buồn,…), rửa cho sạch. thuỷ hử toàn truyện có câu: “Ngâm thơ như muốn rửa sầu ngàn cân.” (吟詩欲瀉百重愁 ngâm thi dục tả bách trọng sầu). Rửa lòng thanh, vị núc nác, vun đất ải, rãnh mùng tơi. (Ngôn chí 10.3)‖ Say mùi đạo chè ba chén, rửa lòng phiền thơ bốn câu. (Thuật hứng 58.6)‖ (Tự thuật 114.6). Hiện còn nói: mưa rửa chùa, mưa rửa núi.
sanh 鐺
◎ Nôm: 𭶙 Quảng Vận ghi: “sở canh thiết” (楚庚切). Sách Thông Tục Văn ghi: “Chõ có chân thì gọi là sanh” (鬴有足曰鐺). Còn có âm là “đang” trong “lang đang” (鋃鐺) nghĩa là cái khoá. Phiên khác: đang: sanh vạc để nấu nước (TVG, VVK), đang: xanh nước (BVN), xanh: cái xanh (MQL). Nay đề xuất.
dt. <từ cổ> cái sanh bằng gang, có chân (thường viết là xanh do xoá nhãn), dân gian gọi là cái chõ. Đình Thấu Ngọc tiên sanh tuyết nhũ, song mai hoa điểm quyển Hy Kinh. (Tự thán 107.3).
song 双
◎ Dùng S- ghi S-. Kiểu tái lập là *krong [TT Dương 2013b]. Phiên khác: xong: đã kết thúc, thôi, dứt. (PL). Phb. xong.
tt. p. <từ cổ> lắm, rất, hết mực (dùng phụ sau tt. hoặc đgt.). Đến khi tịch, mới ăn năn lại, dịn song thì mọi sự qua. (Giới nộ 191.8)‖ thúc phụ là chú lành song (CNNA), cảnh chẩm là gối tốt song (CNNA)‖ tẫn kê gà mái béo song (CNNA)‖ đêm khuya kêu gở miệng đà dữ song (CNNA).
sào 篙
◎ Nôm: 高 Văn bia Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi ký khắc năm 1157 ghi “nhị bán cao” nghĩa là “hai sào rưỡi” [văn bia thời lý 2010]. Phiên khác: cao (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). TV Giáp còn đề xuất cách hiểu “cao” viết nhầm từ “膏” nghĩa là “mỡ tức là mực, ý nói con trâu ở trong cái nghiên mực, được bồi dưỡng nhiều về chất béo của văn chương” (1956: 180). Xét, “sào văn” chuẩn đối với “ruộng thánh”. Nay đề xuất. Ss đối ứng k’aw (20 thổ ngữ Mường), ʂaw (5), t’aw (1), p’aw (1) [NV Tài 2005: 266].
dt. đơn vị đo lường ruộng đất thời xưa, mười sào bằng một mẫu. Nguyên nghĩa là “đồ đo ruộng có 15 thước mộc” sau dùng “sào mẫu, sào đất, sào ruộng” [Paulus của 1895: 903]. Về văn tự, “sào” có chính tự là 篙 (cây sào). Như vậy, có thể xác định, “sào” (cây gậy để đo) là một từ gốc Hán, cho nên “sào” (đơn vị đo lường) là một từ gốc Hán Việt dụng. Về ngữ âm, AHV có thuỷ âm k-, âm nôm có thuỷ âm s-, có thể tái lập ngữ âm là *krao². Quá trình biến âm từ Hán sang Việt sẽ là cao > *krao² > sào. Âm s- bắt đầu từ thế kỷ XVI về sau. Khoẻ cày ruộng thánh đà nhiều khóm, được dưỡng sào văn vô số phần. (Nghiễn trung ngưu 254.6).
sát sát 撻撻
AHV: thát thát. Dùng th- ghi s-, ví dụ thế kỷ 14, “sảng sảng” được ghi bằng “thảng thảng” (倘倘) trong Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 41b2 [TT Dương 2013b: 137]. Phiên khác: sàn sạt (TVG), thơn thớt (ĐDA, BVN), thớt thớt: qua loa, sơ sài (Schneider, PL), thin thít: vẻ ngủ rất say (VVK). Nay đề xuất.
tt. <từ cổ> gần gần, kề kề. Ngày nhàn gió khoan khoan đến, sát sát kề song chước hoè. (Tự thán 79.8).
sảy 耻
◎ (sỉ). Phiên khác: xỉ [MQL: 669], nẻ [VVK, TVG, xể [Schneider]. Chữ Nôm “sỉ” không thể đọc thành “nẻ” (mặc dù khá lọn nghĩa). Nhóm MQL phiên là “lưng cày da xẻ” vì cho có gốc từ câu Thng. “lưng thợ cày, da thợ xẻ”, nhưng xét câu này vốn là “lưng thợ cày, tay thợ xẻ”, trỏ sự vất vả của hai nghề trên. Nay cải chính theo NH Vĩ.
tt. mụn mẩn nhỏ, “Sảy mềnh: nổi sảy trên thân mình.” [Rhodes 1651 tb1994: 200], “sảy: những mụt tăn măn mà đỏ, hay nổi trên da người ta trong lúc trời nóng nực” [Paulus của 1895: 895]. Bề sáu mươi dư tám chín thu, lưng gày da sảy, tướng lù cù. (Ngôn chí 15.2).
sất sơ 𱑎踈
◎ (suất sơ). Phiên khác: xác xơ (TVG), suất xơ: tiêu sơ, tiêu điều (ĐDA), thoắt xơ: đột nhiên xơ xác (Schneider, PL). Nghĩa khá tập trung, chỉ khác về phương án phiên. Cách phiên “xác” không hợp với thanh phù “suất” của chữ Nôm. Cách phiên “thoắt” của Schneider khắc phục được điều này, nhưng tỏ ra ép nghĩa. Xét cách ghi âm, đây là một từ láy thuỷ âm. Nên phiên là “sất sơ”, từ thế kỷ XVII về sau đọc là “thất thơ”.
tt. <từ cổ> xơ xác. Chữ “thất thơ” sau cho một biến thể láy khác: “thất thơ thất thưởng: bộ đi lưởng thưởng, yếu đuối như cò ma, chó đói” [Paulus của 1895 t2: 377]. Phồn hoa một đoạn tỉnh mơ, mẽ chuông tàn cảnh sất sơ. (Tự thán 108.2).
sệt 𪩤
◎ Kiểu tái lập: *krệt. *krệt > sệt ~ trệt, *krệt > lệt ~ lết. Có các kết hợp hậu kỳ: lệt sệt. “giờ đây đến chữ sệt. Như đã nói, chữ này có mã {cự 巨 + liệt 列} … chữ này đã từng được phiên lướt, trượt, Schneider phiên rít, Nguyễn Quang Hồng phiên sít ; chúng tôi đưa thêm các phương án khít, trệt, quệt, trợt… để lựa chọn và thấy rằng: không phiên lướt được vì phương án này giả thiết văn bản là lầm, không nên. Không phiên rítsít được vì đây là cửa của một ngôi lều tạm bợ, đơn sơ chứ không phải cửa ngăn bức bàn. khít, trệt, quệt, trợt cũng không ổn vì sẽ có những cách ghi tạo chữ khác tiện lợi hơn. Còn lại hai khả năng là Trượtsệt. khả năng Trượt có hai vấn đề: thứ nhất, có thể dùng triệt hoặc trật để ghi âm thuận lợi, không cần yếu tố phụ cự, thứ hai, Trượt có hai nghĩa nên tạo ra tình thế phân vân: Trượt (không trúng) và Trượt (chuyển động sát trên bề mặt một vật khác). Chỉ còn lại phương án sệt là khả thủ nhất nhưng cần biện luận. Về ngữ âm là rất ổn nhưng về ngữ nghĩa chúng tôi thấy như sau. Trước hết về chữ then, chúng ta thường chỉ hiểu chữ then là bộ phận để chốt cửa bằng vật liệu rắn có hình chữ nhật dài và mỏng. Đặc biệt khi nó lại đi cùng chữ cài. Tuy nhiên, chữ then còn có nghĩa (mà nghĩa này tôi cho là gốc hơn) là những thanh chịu lực nằm ngang trong một kết cấu vật dụng hình chữ nhật,… ví dụ trong một cánh cửa, thanh gỗ dọc gọi là mạ, các thanh ngang trên, giữa, dưới gọi là then: then trên, then giữa, then dưới. Trong một cái giường, thanh dọc gọi là mạ, ngang hai đầu gọi là thủ, ngang giữa gọi là then. Các kiểu chốt cửa chủ yếu được lắp ở then giữa nên cài cửa cũng được gọi là cài then. Có thể từ đó mà cái chốt lắp ở then đó cũng được gọi là then. Chữ cài thì không hẳn chỉ cụ thể công việc cài cái then cửa mà thường được Nguyễn Trãi dùng như là đóng cửa, khép cửa vậy. Câu thơ chăng cài cửa tiếc non che khuất là vậy. Tiếc non bị che khuất thì không đóng cửa chứ, đằng này đóng mà không cài thì non cứ bị che khuất cơ mà. Vậy chữ cài mang nghĩa là khép, đóng. Ta hiểu câu thơ cửa một dường cài sệt then diễn ý là cửa thì kệ thế, bao giờ khép cũng rê lệt sệt cái then giữa nền, mặc ai có kẻ thì chê có kẻ khen (như câu thơ phần mở bài), khi mà thế thái đã biến bạc làm đen (như câu thơ kết thúc). Đó chính là cái cửa tuềnh toàng của căn lều lá mà Nguyễn Trãi đã chái lên.” [NH Vĩ 2010]. Phiên khác: lướt (TVG, ĐDA, BVN, NTN), Trượt (MQL).
tt. trệt, kéo lết trên mặt đất. Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.6).
thao 縧 / 縚 / 絛
◎ Nôm: 絩 Phiên khác: thêu (ĐDA, Schneider, VVK, PL), nhiễu (TVG, BVN, MQL). Xét chữ Nôm là chữ tự tạo 絩, mà 兆 có AHV là “triệu” không có phiên án phương âm nào khả dĩ, vì vậy “兆” là cách viết tắt của thanh phù 洮 có AHV là “thao”. thêu là động từ, thao là danh từ (dây thao, nón quai thao, đánh thao), điều là danh từ (chiếu cạp điều). Chỉ có “thao” (danh từ) mới chuẩn đối với “muối” cũng như “dưa”, “gấm”. Nay cải chính. Về Từ Nguyên, “thao” là từ gốc Hán với ba tự dạng đã nêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Thao: dây gấm” (纓飾), sách Quảng Vận ghi: “Bện tơ thừng” (編絲繩), sách Chu Lễ có lời chú: “thao đọc như chữ 絛”, tết dải mũ, đều lấy tơ để trang sức” (條,讀爲絛。其樊及纓,皆以絛絲飾之). Chuỗi đồng nguyên: thao - điều - thêu.
dt. dây dệt từ tơ lụa có hoa văn đẹp. Muối miễn dưa dầu đủ bữa, thao cùng gấm mặc chưng đời. (Tự thán 104.4).
thon von 村員
◎ Phiên khác: thôn viên: thôn nhân, ông lão nông thôn (TVG), chon von: cao vút, chơ vơ (ĐDA). Nay theo Schneider và NT Nhí.
tt. <từ cổ> suy vi, “cheo leo, nguy hiểm, gian nan”. [Paulus của 1895: 1024]. Chỉn đã thon von ← 式微式微乎不歸 (Kinh ), chim phượng kia vậy sao đức chưng thon von < 鳳兮鳳兮何德衰 (Tứ thư ước giải- Luận Ngữ) [NTN 2008: 94, NTN 1985]. “Chỉn đã thon von! chỉn đã thon von!” < thức vi! thức vi! (Thi kinh giải âm, 1892). Các cụ già Đông Anh, cổ loa vẫn nói “con cháu phải giữ thói ông cha, chớ để thon von” với nghĩa “suy sút, sút kém” [CK Lược 1980: 184]. Văn này gẫm thấy mới thon von, thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.1). Sách Luận Ngữ thiên có đoạn: “Khổng Tử bị hãm ở đất khuông. Than rằng: Văn Vương đã mất, văn chẳng còn ở trong ta đây sao? nếu trời để mất cái nền văn này, thì những kẻ chết sau ta sẽ chẳng thể biết được nền văn ấy nữa; còn nếu như thiên chưa muốn để mất văn này, thì người đất khuông liệu có làm gì được ta?” (子畏於匡。曰:“文王既沒,文不在茲乎?天之將喪斯文也,後死者不得與於斯文也;天之未喪斯文也,匡人其如予何?), thon von dịch chữ táng 喪‖ Giữ khăng khăng ai nỡ phụ, bù trì mựa khá để thon von. (Tự thán 87.8)‖ phò vạc hán thuở thon von (Hồng Đức ). Câu thơ thể hiện nỗi lo lắng của tác giả về tình hình văn trị. Một nguyên nhân có thể là do “Bấy giờ, các chức đứng đầu ở triều đình đều là đại thần khai quốc nắm giữ, họ không thích Nho thuật.” (Đại Việt sử ký toàn thư) [PL 2012: 369].
thê thê 妻妻
◎ Phiên khác: thê thê: dài lê thê, thườn thượt (TVG, PL), thê thê: áo quan chức (MQL), lê thê (BVN), thia thia: cá rô thia (NH Vĩ). Nay theo cách phiên của MQL và hiểu theo nghĩa của NHV. Xét, thê thê là âm cổ của thia thia. Các ngữ liệu xuất hiện trong QATT và CNNA đều bắt vần với khuôn vần -ê.
dt. <từ cổ> âm cổ của thia thia, lia thia, rô thia, cá chọi, đây là một loại cá rô nhỏ, thân có vện ngang, vây đuôi xúng xính, màu sắc sặc sỡ, tính hiếu chiến nên thường được nuôi làm cảnh để đá nhau [NH Vĩ 2009]. chim quyên ăn trái nhãn lồng, thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi. cd
tt. vẻ dài và xúng xính như đuôi cá lia thia. Ngòi cạn ước ở làm cấn cấn, cửa quyền biếng mặc áo thê thê. (Tự thán 109.4)‖ tam sơn diệp là lá chạng ba, phượng vĩ diệp là lá đuôi gà thê thê (Chỉ Nam ngọc âm, nam dược loại: 72b)‖ chỉ xác tháng bảy chín vàng, tông lư quả móc có buồng thê thê (Chỉ Nam ngọc âm, nam dược loại: 75a4.) x. áo thê thê.
thơ dại 他曵 / 踈曵
◎ Phiên khác: thờ dại: như khờ dại (ĐDA, MQL), tha dại (Schneider, PL), đã dại (BVN). Nay theo TVG. Xét, chữ 他 và 踈 đều có thể dùng để ghi âm “thơ” trong từ “thơ rơ” [xem TT Dương 2006, 2008a].
tt. <từ cổ> khờ dại, non nớt, nay chỉ dùng cho trẻ con, chứng tỏ xưa phạm vi sử dụng rộng hơn. Làm quan thơ dại, tài chẳng đủ, về ở thanh nhàn, hẹn đã hòng. (Thuật hứng 61.5)‖ (Tự thán 96.5).
tranh tranh 丁丁
◎ Phiên khác: đinh đinh: tiếng vọng ở ngoài đến (TVG), đinh đinh: tiếng mái chèo đập nước (ĐDA, Schneider, PL). Tranh tranh: tiếng đàn (MQL). Nay theo đề xuất của ĐDA. Phiên âm theo hướng hy (1988: 82).
tt. <từ cổ> đanh đanh, chan chát, (tiếng mái chèo đập vào mạn thuyền, dùng để xua cá hoặc để làm nhịp hát). Kinh Thi bài Phạt mộc ghi: “Chặt gỗ chan chát, chim hót líu lo.” (伐木丁丁,鳥鳴嚶嚶 phạt mộc tranh tranh, điểu minh anh anh). Có khuở giang lâu ngày đã tối, thuyền hoà còn dỏi tiếng tranh tranh. (Tức sự 123.8).
tráu 𬕩
AHV: trạo 棹. Kiểu tái lập: *tláu. *tláu > tráu. *tláu > rào. rào > dào, dậu, giậu, giạu, rào [TT Dương 2013b]. Ss đối ứng: raw2 (muốt), haw2 (nà bái), raw2 (chỏi), raw2 (khẻn) [PJ Duong 2012: 9]. Phiên khác: giậu (TVG, ĐDA, Schneider, BVN, VVK, MQL, NTN, PL).
dt. <từ cổ> bờ dậu, rào giậu bằng tre nứa [TH Thung 1997: 261; HX Hãn 1998: 1155]. Tráu sưa sưa hai cụm trúc, chường tấp tấp một nồi hương. (Tức sự 126.1)‖ Tráu cúc thu vàng nảy lác, sân mai tuyết bạc che đều. (Bảo kính 164.3)‖ cửa tráu gai phên trúc cài then (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú). tráu gai sơ đóng cửa chuồng gà, đèn lửa chưa xuống chuồng trâu. (Tuệ Tĩnh - Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục).
trêu tức 嘹𠺒
◎ Thanh phù: liệu 嘹, tức 息. Phiên khác: giéo giắt (TVG), déo dắt (ĐDA, VVK), leo lét (MQL), réo tức (Schneider, PL), cách phiên này đúng mặt chữ Nôm, nhưng như vậy coi “réo tức” là tiếng kêu của chim đỗ quyên. Xét Từ Nguyên, “trêu” vốn là chữ 撩 (AHV: liêu), ví dụ: trêu râu hùm (撩虎鬚), trêu ong phải nọc (撩蜂吃螫). Kiểu tái lập: kleu¹.
đgt. chọc giận. Thục Đế để thành, trêu tức, phong vương đắp luỹ, khóc rân. (Điệp trận 250.5). “khóc rân” là trỏ tâm trạng của bướm khi bị đàn ong thợ chặn không cho vào tổ ăn mật, cho nên “trêu tức” cũng vẫn có chủ thể là bướm (chứ không phải là của Thục Đế như trước nay vẫn hiểu). Lý Thương Ẩn trong bài Cẩm sắt có câu: “Trang sinh tỉnh mộng mê là bướm, Vọng đế lòng xuân mượn cuốc kêu.” (莊生曉夢迷蝴蝶,望帝春心託杜鵑 trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp, Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên). Trang Chu tỉnh giấc mộng rồi vẫn còn băn khoăn rằng mình là Trang Chu hoá bướm hay giờ đang là ở một giấc mộng khác: bướm hoá Trang Chu. Thục Đế mất nước, tiếc nhớ đế vị, cũng như chim đỗ quyên kêu xót vì nhớ tiếc cả mùa xuân đã qua. Sự đan cài các điển nghĩa ở đây cho thấy sự chồng ghép các ý tưởng thơ: mất nước - tiếc xuân - và tất cả chỉ là giấc mộng. Nguyễn Trãi đã dịch gộp cả hai câu thơ của Lý Thương Ẩn: Thục Đế đã bỏ thành quốc ra đi, chỉ còn lại đây đàn bướm xuân mộng mị và nhởn nhơ như đang trêu tức con người.
trượng phu 丈夫
◎ Phiên khác: Đại phu (PL), theo nguyên bản viết nhầm “trượng” thành “đại”. Xét, “Đại phu” trong tiếng Hán có các nghĩa: bác sĩ, chức quan đời Chu, tên một tước vị thời Tần Hán, cách xưng hô trang trọng với nghệ nhân thủ công mỹ nghệ. Nay cải chính.
dt. <Nho> người quân tử có chí khí và tiết tháo. Mạnh Tử thiên Đằng văn công hạ có đoạn: “Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, đó gọi là bậc đại trượng phu.” (富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫 phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu). Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu, miễn là phỏng dạng đạo tiên nho. (Ngôn chí 3.1)‖ (Trần tình 43.6)‖ Trượng phu non vắng là tri kỉ. (Tự thán 81.5), “trượng phu non vắng” tức trỏ cây tùng. Vì câu 2 đang nói đến những “bạn thân trong bốn mùa” gồm trúc Tưởng Hủ, Mai Lâm Bô, tùng trượng phu, ‖ (Bảo kính 152.8, 185.7)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1).
trại 豸
Phật Thuyết ghi 賴 lại tại vị trí dõi người dỗ thốt, trốn đi nước khác, *tlại lời áng nạ, xa nhà đi nước khác< 被人誘引逃竄他鄉違背爺娘離家別慣 (19a9), kiểu tái lập: *tlai [xem thêm TT Dương 2013b]. Phiên khác: trễ: chểnh mảng, trễ nải (TVG, ĐDA). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> không làm theo, làm trái. Bui có một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi. (Ngôn chí 2.7)‖ Trung cần há nỡ trại cân xưng. (Bảo kính 188.1). Dõi người dỗ thốt, trốn đi nước khác, trại lời áng nạ, xa nhà đi nước khác. (Phật Thuyết 19a).
trầm 沉
◎ Kiểu tái lập: *tram². Ngữ tố này xuất hiện trong ba câu thơ có sáu chữ (trừ trường hợp thuỷ trầm), khả năng cao được Việt hoá thành thuỷ âm kép *tr-. Phiên khác: chìm (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). Xét, chìm là âm đọc từ thế kỷ XVIII trở về sau do xoá nhãn. Nay đề xuất.
đgt. <từ cổ> chìm, đắm dưới đáy nước. Khói trầm thuỷ quốc quyên phẳng, nhạn triện hư không gió thâu. (Ngôn chí 14.5)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.3)‖ (Nhạn trận 249.3).
trập 蟄
dt. tầng, lớp, dịch chữ trùng 重, lưu tích còn trong từ trập trùng, trùng trập, sau trập dẫn thân, trỏ một quãng thời gian, như một trập= một chập (một lượt, một hồi). (trập). Sau thế kỷ XVII, tr- và ch- xoá nhãn, nên còn đọc chập, chập chùng. Mô hình tr- (tr-) với sự đủ âm tiết trong câu thơ bảy chữ cho phép nghĩ rằng, thế kỷ XV đã bắt đầu có một số ít đơn vị đã đơn tiết hoá trọn vẹn. Tuy nhiên cũng thấy rằng, ở một số văn bản nôm khác, chữ trập còn được ghi bằng 砬, có thể có kiểu tái lập là *tlập. Phiên khác: rợp (BVN), xét “rợp” luôn được ghi bằng 葉; chập: gộp (TVG, MQL, PL).
đgt. <từ cổ> gộp, nối liền. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.1). Phần lớn các cách hiểu trước nay cho rằng trập hai ngàn là hai quả núi liền với nhau. Nhưng cũng có thể hiểu rằng: chốn non hoang đẹp như tranh vẽ kia lại gộp thêm cả đôi bờ suối có nước trong veo, lạnh lẽo như ngọc đang toả dòng. Dù thế nào, hai câu thơ là một lối vẽ theo bút pháp thuỷ mặc cổ điển.
tt. <từ cổ> vẻ tầng tầng lớp lớp, rất nhiều rất dày. Lông đuôi trập trập tựa cờ bông lau. (CNNA 56).
tt. <từ cổ> “tầng tầng lớp lớp xen nhau, chồng lên nhau” [NQH 2006: 1155, 1186]. Người thì trướng trập uyên trùng. (hoa tiên 15a). Trùng trập non xanh đá mấy lần. (HĐQA 31a).
trồi 𣑳
◎ Phiên khác: trồi: vươn ra (Schneider, PL). Thanh phù “lỗi” (耒), tái lập là tlồi > trồi > chồi.
dt. mầm cây. Cây cụm chồi cành chim kết tổ, ao quang mấu ấu cá nên bầy. (Ngôn chí 11.5).
trỗi 磊
◎ Kiểu tái lập: *blỗi. tắt nghỉ lăn trong đất, thì hét mãi mới trỗi < (Phật Thuyết 22b7). trỗi ghi bằng 𱡓 {bả 把+ lỗi 磊}, dịch chữ 甦 (sống dậy, sống lại). blỗi : trỗi, vượt. blỗi hơn, biét hơn: vượt trỗi hơn những người khác trong sự hiểu biết” [Rhodes 1651 tb1994: 40]. tử trúc: trúc tía trỗi chân cháu rồng (CNNA 66b), trỗi ghi bằng 耒. gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên (trịnh sâm- bia 1770), trỗi ghi bằng 㩡. lỗi còn có thể hiểu là lỗi lạc, nổi trội…và hiểu là : giữa mùa đông xám xịt mà riêng hoa mai trỗi dậy một vẻ xuân [MQL 2001: 1116]. Chuỗi đồng nguyên tự: lỗi (trong lỗi lạc), trỗi (- dậy), trội (trong vượt trội, ưu trội). Kiểu tái lập: *ploi⁴. [TT Dương 2012c]. Phiên khác: lỗi: không đúng (TVG, ĐDA), trổi (PL). Nay theo Schneider, BVN.
đgt. <từ cổ> bật lên, nổi bật lên, lưu tích còn trong nổi trội hay trỗi dậy. Giữa mùa đông trỗi thức xuân, nam chi nở cực thanh tân. (mai 214.1).
trộm 濫 / 𬈋
AHV: lạm (濫), âm HTC là *g-rams (Baxter). lạm nghĩa gốc là “nước nhiều quá mà tràn ra”, sau có nghĩa dẫn thân là “quá mức, quá độ” như trong từ lạm phát, lưu tích còn thấy trong từ mồ hôi trộm (mồ hôi ra nhiều quá mức); một nghĩa dẫn thân nữa là “làm càn, làm bừa bãi”. lạm còn làm trạng từ, như trong các cụm lạm bàn, lạm phát. Cuối cùng, với âm trộm, trỏ việc “lấy của người một cách phi pháp”, trong ăn trộm, kẻ trộm, liếc trộm,… thế kỷ XVII, có tlộm, hỏi tlộm, lạy tlộm, ăn tlộm [Rhodes 1651 tb1994: 232]. Như thế *tlộm là âm Việt hoá vào thế kỷ XV-XVII, sau thế kỷ XVII mới cho một âm Việt hoá khác là trộm. kiểu tái lập: *tlam⁶ [TT Dương 2012c]. Trộm: tt. khinh suất, tuỳ tiện, bừa bãi. AHV: lạm. Ss đối ứng lom (19 thổ ngữ Mường), țom (2) [NV Tài 2005: 283].
đgt. lén lấy đi. Phương Sóc lân la đã hở cơ, ba phen trộm được há tình cờ. (Đào hoa thi 232.2)‖ (Miêu 251.2).
đgt. thầm. Non lạ nước thanh trộm dấu, đất phàm cõi tục cách xa. (Thuật hứng 54.3). Phiên khác: làm náu: nương náu (TVG, BVN), làm dấu (MQL), làm dấu: câu 3 ý nói “không được vẽ tượng ở Kỳ Lân Các thì ta cũng được để dấu vết lại ở chỗ non lạ nước thanh” (PL 2012: 109). Xét, “trộm dấu” chuẩn đối với “cách xa”.
trở 呂
◎ Thanh phù: lã. Kiểu tái lập: *blở [TT Dương 2013b]. Bahnar: blơ [Schneider 1987: 374]. “blở: quay, quẹo, trở. blở lại: quay lại, trở lại. blở đi blở lại: trở đi và trở lại. blở làõ: thay đổi ý định tốt. blở làõ nguỵ: làm loạn, đào ngũ, làm sự bất trung. blở mạt lại: quay mặt lại ai”. [Rhodes 1651 tb1994: 40]. “blo di blo lai: ire et redire; vide blan blo” [Morrone 1838: 201]. Phiên khác: lỡ (TVG, BVN, MQL, PL), lỡ: để cho dịp tốt qua mất đi (PL). Nay đề xuất cách phiên “trở”.
đgt. <từ cổ> quay về, trong trở gót. Công danh trở đường vô sự, non nước ghé chốn hữu tình. (Tự thán 86.5). Ý nói, về chuyện công danh thì ta đã trở gót quay về đường “vô sự”, tức ở ẩn; trong non nước kia ta ghé thăm những chốn hữu tình. “trở” (động từ) chuẩn đối với “ghé” (động từ).
trừng trừng 澄澄
◎ Phiên khác: chừng chừng: tính không biến chất (Schneider), trừng trừng: mở to mắt nhìn biểu thị ngạc nhiên (NQH), rành rành (BVN).
đgt. <từ cổ> khư khư, khăng khăng, như trần trần. Trời phú tính, uốn nên hình, ắt đã trừng trừng nẻo khuở sinh (Tự thán 96.2)‖ lay ý thức chớ chấp trừng trừng; nén niềm vọng mựa còn xốc xốc (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
tác 索
◎ Phiên khác: sách: yêu sách, đòi hỏi (TVG).
tt. <từ cổ> một mình, lẻ loi. Nguyễn Trãi trong bài Mạn thành có câu: “tính lười xưa nay thích ở một mình” (懶性從來愛索居 lãn tính tòng lai ái tác cư). Tác ngâm: bạc dẫy mai trong tuyết, đối uống: vàng đầy cúc khuở sương. (Bảo kính 157.5, 159.3). “tác ngâm” chuẩn đối với “đối uống”. Ý nói: một mình ngâm câu thơ về vẻ đẹp của hoa mai trắng trong tuyết trắng; cùng uống rượu với ánh hoa cúc vàng trong sương mùa thu. Chữ “đối uống” có thể hiểu hai cách: uống với hoa cúc; cùng với bạn uống rượu hoa cúc.
táp táp 颯颯
◎ ABK: sà sà. Phiên khác: lớp lớp (TVG), tớp tớp: hình dung cách bay chập chờn của bướm ( ĐDA), chớp chớp: hình dung cánh bướm xoè ra cụp vào (BVN, MQL). Nay theo cách phiên chú của Schneider.
đgt. <từ cổ> vù vù, sà sã. Sở Từ thiên Cửu ca viết: “Gió sà sã chừ cây xao xác.” (風颯颯兮木蕭蕭 phong táp táp hề mộc tiêu tiêu). Nội hoa táp táp vây đòi hỏi, doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần. (Điệp trận 250.3).
tênh hênh 丁馨
AHV: đinh hinh. Phiên khác: đành hanh (TVG). Nay theo ĐDA, Schneider, BVN, VVK, MQL, PL.
tt. thoải mái, xuềnh xoàng, không cần đóng cửa. Ngủ tênh hênh, nằm cửa trúc, say lểu thểu, đứng đường thông. (Thuật hứng 61.3).
tía 紫
◎ Nôm: 細 Đọc âm HHV. AHV: tử. Phiên khác: tế: áo lễ dùng khi cúng tế (TVG, ĐDA).
tt. tím. Viện xuân đầm ấm nắng sơ duôi, áo tía hung hung khuở mặc thôi. (Giá 238.2).
tấp 㙮
AHV: đáp. Phiên khác:, khép (TVG, BVN), không đúng mặt chữ Nôm; đắp (ĐDA, MQL, PL). Nay đề xuất.
đgt. rấp cành gỗ mà đóng cửa, “tấp: rào rấp. lấy vật mà tấp: lấy vật mà ngăn rấp. tấp gai: lấy gai gốc mà rấp chỗ nào. Tấp cửa ngõ: rấp cửa ngõ” [Paulus của 1895 t2: 346], do ngày xưa cửa cũng khá xuềnh xoàng, cửa của ẩn sĩ, nho sinh thường là cửa sài (柴門). Đào Uyên Minh có câu: “đóng cửa gai hát ngạo, ta là dân ruộng cầy” (長吟掩柴門,聊為隴畝民 trường ngâm yểm sài môn, liêu vi lũng mẫu dân). Buồng văn tấp cửa lọn ngày thu, đèn sách nhàn làm song viết nho. (Thuật hứng 58.1). rấp, dấp. Cửa nhà nàng dấp chín lần gai, anh vô chẳng được anh đứng ngoài trời mưa. cd
tấp tấp 㙮㙮 / 㙮㙮
◎ Phiên khác: lớp lớp (TVG, VVK), táp táp (BVN), thấp thấp (ĐDA), tháp tháp: nháp nháy, lấp loáng (Schneider).
tt. <từ cổ> (dáng cành mai theo từng cơn gió mà) đập đập (vào song cửa sổ), “Gió tấp: gió đánh vào chỗ nào.” [Paulus của 1895 t2: 346]. Ánh cửa trăng mai tấp tấp, kề song gió trúc nồm nồm. (Tự thán 97.3).
tt. <từ cổ> vẻ khói trầm bay theo từng cơn gió chốc chốc lại tạt về phía giường nằm. Tráu sưa sưa hai cụm trúc, chường tấp tấp một nồi hương. (Tức sự 126.2).
tịch 夕
◎ Phiên khác: tỉnh (TVG), hết (Schneider), tịch: hết giận (ĐDA), tịch: lặng ngắt, chết (BVN), tịch: cảnh già (MQL). Nay theo ĐDA.
dt. hết. Đến khi tịch, mới ăn năn lại, dịn song thì mọi sự qua. (Giới nộ 191.7).
tịnh 凈
◎ Phiên khác: tĩnh (TVG, ĐDA), tạnh: trời trong sáng (Schneider, MQL). Xét, “tạnh” là từ gốc Hán “tình” (晴). Hà Nội có địa danh “quán tình” hay còn gọi là “quán tạnh”; âm “tĩnh” luôn viết là “靖” hoặc “靜”. Nguyên bản thống nhất chỉ viết tự dạng “凈” hoặc “淨”.
tt. yên lặng và trong trẻo. (Ngôn chí 2.5)‖ Thu im cửa trúc mây phủ, xuân tịnh đường hoa gấm phong. (Thuật hứng 56.6)‖ Cây tịnh chim về rợp bóng xuân. (Bảo kính 165.6)‖ (Liên hoa 243.3).
tốt 萃
◎ Nôm: 𡨧 / 卒 Đọc theo thiết âm. Sách Tập Vận ghi: tạc luật thiết, âm tốt (昨律切,音崒). AHV: tuỵ. Ss đối ứng t’ôc³ (nguồn), t’ôc³ (Mường bi), t’ôc² (Chứt), ot (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 236]. Phiên khác: tót: đẹp (MQL).
tt. (cỏ cây) um tùm, sách Tập Vận ghi: (萃,草盛貌), lưu tích còn trong từ song tiết đẳng lập tốt tươi (tốt = tươi). (Hoa mẫu đơn 233.1)‖ (Ba tiêu 236.1)‖ Lầm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh, quân tử kham khuôn được thửa danh. (Liên hoa 243.1)‖ (Trường an hoa 246.2)‖ (Tích cảnh thi 211.4)‖ (Dương 247.2).
tt. <từ cổ> đẹp, lưu tích còn trong từ song tiết đẳng lập tốt đẹp (tốt = đẹp). (Thuật hứng 52.7)‖ Hoa càng khoe tốt, tốt thì rã, nước chớ cho đầy, đầy ắt vơi. (Tự thán 85.5)‖ (Bảo kính 172.4).
vãng 往
◎ Phiên khác: vắng (TVG, BVN, VVK), vẳng (ĐDA).
đgt. đi. Non tây bóng ác đã măng tằng, dìn đỉnh tùng thu vãng chừng. (Tự thán 98.2). x. chừng.
vạnh 詠
◎ Phiên khác: vịnh (TVG), vẳng (ĐDA). Nay theo VVK.
tt. tròn và sáng. No nao biết được lòng tri kỉ, vạnh non tây nguyệt một vầng. (Bảo kính 161.8). x. xủ.
vạy 尾
◎ Phiên khác: với then: đầy then thuyền (TVG), vạy: lệch (ĐDA, Schneider, BVN, VVK, MQL, PL).
tt. <từ cổ> cong, lệch [Taberd 1838: 579]. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, thuyền chở yên hà nặng vạy then. (Thuật hứng 69.6).‖ cây vạy ghét mực tàu ngay cdcon sông khúc vạy khúc ngay cdmũi vạy lái phải chịu đòn. Tng.
tt. <từ cổ> gian, bất chính. Phú quý chẳng tham thanh tựa nước, lòng nào vạy, mỗ hây hây. (Ngôn chí 22.8)‖ lúc giận dệt thêu ngay hoá vạy (Nguyễn Công Trứ - thói đời).
vấy 尾
◎ Phiên khác: vẽ (TVG), vậy (BVN).
đgt. “dính vào, bết vào,…” [Paulus của 1895: 1150]. Mùi thế đắng cay cùng mặn chát, ít nhiều đã vấy một hai phen. (Thuật hứng 46.8).
xang 空
◎ (AHV: không). Thanh phù này còn cho âm “xang”, ví dụ: 腔 xoang – khoang. [xem thêm TT Dương 2013c: 557- 569]. Phiên khác: vung (TVG, VVK): khong: khuỳnh tay (ĐDA, BVN), không: không có vật gì trong tay (PL). Nay theo Schneider, MQL. Các từ điển của Béhaine 1773, Taberd 1838, Paulus của 1895 đều ghi “xang” bằng chữ 控 vốn viết tắt từ {扌+ 腔}.
đgt. <từ cổ> “xang: giăng tay, đưa tay lên…” [Paulus của 1895: 1187], “xang tay. id” [Taberd 1838: 608]. Có xạ, tự nhiên mùi ngát bay, lọ là đứng gió xang tay. (Bảo kính 172.2), xang dịch chữ Dương trong câu hữu xạ tự nhiên hương, hà tu nghinh phong dương 有麝自然香,何須迎風揚.
xung xăng 村真
◎ Phiên khác: chồn chân: chầu chực, quỵ luỵ (BVN), chôn chân (TVG), thồn chân: đặt chân đến (PL), thon chân (VVK), chon chăn: thích thú, lui tới (ĐDA). Theo ĐDA có người đề nghị phiên “chôn chân, thồn chân” với ngữ tố “thồn” là “bỏ vào, đặt vào” như ghi nhận của từ điển Génibrel 1898. Schneider cho là “chon chăn” và hiểu là “mạo hiểm, liều lĩnh”. Xun xoăn (MQL). xung xăn.
đgt. <từ cổ> hăm hở, hăng hái. “lăng xăng, bộ chẳm hẳm” [Paulus của 1895: 1208], “chẳm hẳm: bộ hăm hở, mạnh mẽ”[Paulus của 1895: 119]. Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.6)‖ Cho về cho ở đều ơn chúa, lọ phải xung xăng đến cửa quyền. (Thuật hứng 53.8). Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn, cửa quyền hiểm hóc ngại xung xăng. (Mạn thuật 27.2).‖ Lướt ngàn xanh quày quả dời chân, tuôn nội lục xung xăng trỗi gót. (Tam nữ đồ vương tr. 350)‖ thấy nói lòng mừng lật đật, nghe rằng chân bước xung xăng (Tam nữ đồ vương: 352). xung xăng như thằng mới đến, trụn trện như đứa ở đầy mùa. Tng.
xuýt uẩy 綴隘
AHV: xuyết ải. Phiên khác: chút ngại (TVG), chút oải: mệt mỏi (BVN). Phiên “chút” tuy nghe dễ hiểu nhưng không chuẩn đối với từ song tiết “mày nề”. Xuýt ải: phàn nàn (MQL, PL).
đgt. <từ cổ> than vãn, “xuýt” lưu tích còn trong “xuýt xoa,” [ĐDA], “uẩy” là từ cảm thán như “ui, ôi, ủa”. Ai biết bồng doanh chăng tá, uẩy thuyền đâu chiếc lá xa xaPhạm Thái. 1804. Sơ Kính Tân Trang c. 520. uẩy đâu sự mới nực cười, chẳng hay con tạo trêu ngươi cớ gì? (Phạm Thái. 1804. Sơ Kính Tân Trang c. 582). Đòi khuở khó khăn chăng xuýt uẩy, thấy nơi xao xác đã mày nề. (Tự thán 79.5).
xình xoàng 情控
AHV: tình khống. Phiên khác: tình suông (TVG, BVN, MQL, VVK). Chữ 控 “khống”, có khả năng viết nhầm từ chữ “腔” (xoang). Xét, cách phiên trên là dựa theo AHV. Phiên “xênh xang” như Schneider là có cơ sở về âm khi coi đây là một từ láy. Xét, chữ “xênh xang” không thấy xuất hiện trong văn cổ, thêm nữa lại không hợp với chữ “quản” (mặc kệ). Chữ Nôm trên có thể phiên là “xênh xang” hoặc “xinh xang” nhưng âm này lại chỉ có nghĩa là “nở nang, tươi tốt, khoe khoang” [Paulus của 1895 t2: 579, 583], không hợp với văn cảnh. ĐDA phiên là “xềnh xoàng”, có lẽ ông cho đó là âm cổ của “xình xoàng”, “xuềnh xoàng” hiện nay, với nghĩa “dễ dãi, sơ sài, coi thế nào cũng xong”. pbb xênh xang.
tt. <từ cổ> chếnh choáng. “xình xoàng: say, vừa say, có chén” [Paulus của 1895: 1193]. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.1).
xả 舍
◎ Phiên khác: tua sá, tua xá (TVG, BVN, Schneider, VVK, MQL, NTN, PL). Nay đề xuất.
đgt. <từ cổ> bỏ, buông bỏ, không giữ lại. Tua xả khoan khoan, lòng thế ít, chớ màng cạy cạy, khiến lòng phiền. (Bảo kính 186.3), chữ “xả” (bỏ) động từ, chuẩn đối với “màng” (mong) động từ. Ý nói: hãy nên bỏ dần dần của cải để cái lòng trần tục cho vơi nhẹ dần đi, chớ có mong cầu lợi lộc riết róng chỉ khiến lòng thêm phiền não.
xủ 醜
◎ Phiên khác: xấu: trăng mờ (TVG, ĐDA, BVN, VVK, MQL, PL). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> chiếu xuống, toả xuống một cách rạng rỡ. “醜 xủ: đổ xuống, bỏ xuống, thòng xuống. Xủ xuống. id. xủ rèm: bỏ rèm xuống cho khuất. xủ tay áo: bỏ thõng tay áo, giũ tay áo xuống” [Paulus của 1895 1898: 1205], “醜 xủ: pendulus, a, um; pendere. Xủ xuống: id.” [Taberd 1838: 616]. Với ngữ cảnh ở thế kỷ XV như dưới đây, chúng ta thấy, “xủ” còn mang nghĩa là “toả xuống, chiếu xuống”. Lặt hoa tàn, xem ngọc rụng, soi nguyệt xủ, kẻo đèn khêu. (Tự thán 105.6). Về nghĩa, thì “trăng sáng” mới không cần đến “khêu đèn đọc sách”, cho nên khó có thể phiên là “trăng xấu” được. tàn vàng xủ lại chồi mai bạc, bóng ngọc rây vào cụm trúc xanh (Hồng Đức: 18.6). trên không vặc vặc trăng xủ, đáy nước hiu hiu gió đưa. (Hồng Đức: 37.3). pb xấu.
yêu chuộng 腰重
◎ Phiên khác: yêu trọng (TVG, ĐDA, VVK, Schneider, BVN, MQL, NTN, PL).
đgt. yêu thích và sùng thượng, chuộng là âm trại của trọng 重, sắc thái khác với chữ chuộng ngày nay, “chuộng: in pretio habere. Kính chuộng: venerari. Yêu chuộng: amare” [Taberd 1838: 79]. Yêu chuộng người dưng là của cải, thương vì thân thích nghĩa chân tay. (Bảo kính 145.3)‖ (Cúc 217.7). x. chuộng yêu.
ép nè 押泥
◎ Phiên khác: ép nề (TVG, PL), ép nài (TVG).
đgt. “nè 泥: chà bổi, nhánh cây người ta hay dùng mà cắm choái, làm rào thưa” [Paulus của 1895: 688]. ép nè: (nghĩa đen) ép cành nhỏ mà giặm làm rào, cũng như ép uổng 押枉 là ép cành cây cho cong lại.
đgt. chèn ép, ép uổng. Chớ cậy sang mà ép nè, lời chăng phải vuỗn khôn nghe. (Trần tình 44.1).
đi nghỉ 𠫾擬
◎ Phiên khác: so nghĩ (ĐDA).
đgt. <Nho> dịch chữ hành chỉ 行止. hành: ra làm quan; chỉ: ẩn dật. Làm người chẳng có đức cùng tài, đi nghỉ đều thì kém hết hai. (Ngôn chí 6.2).
đuốc 燭
◎ Nôm: 𤒘 Đọc theo âm THV. Âm HTC: tjuk (Lý Phương Quế). AHV: chúc. Ss đối ứng tiəm, diəm (23 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217]. Chứng tỏ, “đuốc” gốc Hán (âm THV), “diêm” gốc Hán Việt-Mường (焰火 AHV: diệm hoả), tiếng Việt chỉ còn bảo lưu “diêm” ở nghĩa “đồ đánh lửa” (diêm sinh, diêm tiêu) [LN Trụ 1959: 132].
dt. bó củi dùng để đốt sáng. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). Sách Nhĩ Nhã chú sớ có câu: “Bốn mùa hoà thuận là đuốc ngọc, chua rằng: đạo chiếu như ánh sáng, khiến xuân vì thế nảy nở, hè vì thế lớn đầy, thu vì thế thâu tàng, đông vì thế an ổn.” (四時和謂之玉燭注道光照春為發生夏為長贏秋為收成冬為安寧). Sách Từ Nguyên giải thích rằng đức của vua như ngọc mà sáng như đuốc, có thể gây điềm lành khiến cho khí hậu thuận hoà. Đông Phương Sóc truyện có đoạn: “lấy rồng ngậm đuốc để chiếu cửa trời, đời trị thì lửa sáng, đời loạn thì lửa tối”. [ĐDA: 798]. Phiên khác: đúc chuốt: “xây đắp, sửa sang cho đẹp” (TVG, Schneider, PL)‖ Cầm đuốc chơi đêm. (Vãn xuân 195.7)‖ (Tích cảnh thi 204.4, 205.1). x. cầm đốc chơi đêm, bỉnh chúc dạ du.
đành 停
◎ Phiên khác: rành (BVN). Nay theo MQL.
đgt. thông tỏ [NQH 2006: 933], sáng rõ, lưu tích còn trong từ đành rành của thế kỷ XVII. “đành rành: clarè” [Taberd 1838: 420]. Trần trần mựa cậy những ta lành, phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành. (Bảo kính 136.2).
đặt 達
◎ Phiên khác: đợt (PL). Ss đối ứng tăc, dac, dăc, dăt (23 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 210].
đgt. dựng, lưu tích: cắt đặt, xếp đặt. Am cao am thấp đặt đòi tầng, khấp khểnh ba làn, trở lại bằng. (Ngôn chí 16.1). Đặt đàn giải oan. (TKML iv 12a), Yên giường đặt gối ← 安床薦枕 (Phật Thuyết 21a).
đgt. ngả, hạ xuống. Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng, cật chưng hồ hải đặt chưa an. (Tự thán 72.4). cn đặt lưng.
địch 迪
◎ Phiên khác: địch: ống sáo, cây địch một loại sáo (phạm trọng điềm, Schneider), vì cho là bị đồng âm với chữ 笛. ĐDA phiên thú vì cho là nhầm từ chữ 趣. BVN (1994: 45) phiên là thích: “chữ “địch” trong bản nôm, có âm khác là độc, đạc, nghĩa là tiến lên, lại thông nghĩa với chữ thích là thân thích, vốn có âm là đích, như con đích, lại cũng thông với nghĩa với chữ thích là vừa ý. Do đó, có thể phiên là thích vừa có hai nghĩa “đi về, đi tới” và “thích ý”, thí dụ: say minh nguyệt…, thích thanh phong”.
đgt. <từ cổ> làm, tạo tác, dựng (lều), Nhĩ Nhã ghi: 迪作也 (địch: làm) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3823]. Dụt xông biếng tới áng can qua, địch lều ta dưỡng tính ta. (Ngôn chí 18.2)‖ (Mạn thuật 27.4)‖ (Bảo kính 161.5). địch thanh phong lều một căn: dựng một căn lều trong gió mát (hiện tượng đảo trang).
đỡ 助
◎ Zhù 助. Âm HTC: dzjowoc [Schuessler 2007: 629], dzrjagh (Lý Phương Quế), dzrjias (Baxter). AHV: trợ. Phiên khác: trợ (TVG, ĐDA, Schneider, BVN, VVK, MQL, NTN, PL). Nay đề xuất.
đgt. giúp. đỡ đánh: giúp đánh nhau (Bảo kính 149.4)‖ Hổ phách phục linh dìn mới biết, dành còn để đỡ dân này. (Tùng 220.4).
đụt lặn 突吝
◎ Phiên khác: lọt lẩn (TVG), lọt lẫn (ĐDA), đụt lẩn (Schneider), “đụt lẩn: nấp vào, len lỏi” (PL).
đgt. <từ cổ> xông xáo. đụt là từ gốc Hán. Sách Thuyết Văn ghi đột là chữ chỉ sự, gồm bộ khuyển và chữ huyệt (hang): “Đột: con chó từ trong hang chui ra.” (突,犬從穴中暫出也), lưu tích còn trong từ xung đột 衝突 (xung = đột), xông pha 衝破. đụt là âm Việt hoá của đột, ví dụ: “xông đụt: xông vào, xốc vào. đụt pháo xông tên: xốc vào chỗ giặc không sợ tên đạn” [Paulus của 1895: 336], sau này xung đột mới trỏ nghĩa “hai bên xông vào nhau đánh giáp lá cà”, rồi mới chuyển sang nghĩa “xung khắc, mâu thuẫn” như ngày nay. Chữ này đồng âm với một từ trái nghĩa của nó, “có rét đụt bẽaò”[ Rhodes 1651: 93]. Phng. Bình Trị Thiên: “đụt: hụp, lặn (ở dưới nước)” [VX Trang 1996: 241]. “lặn: trầm xuống dưới nước”, cũng trỏ ý xông pha, lưu tích còn trong từ lặn lội “và lặn và lội, dầm mưa dãi nắng, ghe đàng cực khổ” [Paulus của 1895: 538]. Như vậy, có thể xác định đụt lặn (đẳng lập) nghĩa là “xông pha, ngụp lặn”. Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, thanh nhàn án sách hãy đeo đai. (Ngôn chí 6.3).
đứa 丁
◎ Nôm: 打 / 𠀲 Phiên khác: đánh thơ: dịch chữ “chiến thi” của Hàn Dũ (TVG, ĐDA). Nay theo VVK. Xét, chữ “丁” AHV là “đinh”, âm THV Việt hoá là “đứa” < đá (THV). Âm “đá” này làm thanh phù cho “打” (đả), nguyên âm -a- còn bảo lưu trong âm THV “đánh”. Hoặc, âm “đảnh”/ đỉnh (頂), “đanh”/ “đinh” (釘). Vả lại, chữ Nôm luôn dùng 丁 làm thanh phù. Đối ứng dɯa³ (Mường) [VĐ Nghiệu 2011: 57].
dt. <từ cổ> dân đinh, người đã đủ tuổi để gánh vác việc thuế dịch thời xưa. Vào tiếng Việt, ngữ tố này mới trở thành loại từ chỉ người. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.8)‖ (Bảo kính 148.8)‖ Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.1, 95.7, 102.4). Công danh mảng đắm, ấy toàn những đứa ngây thơ (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
đứt vàng 󱢎黄
◎ 󱢎 {tất 悉+ cá 个} bảo lưu từ giai đoạn trước, có kiểu tái lập cho tiếng Việt tiền cổ là *kđứt [TT Dương 2012a]. Tương quan d- đ, có cặp dứt - đứt. x. dứt. Phiên khác: chặt (TVG, ĐDA, MQL), dứt (Schneider, PL). Nay đề xuất.
đgt. đc. <Nho> chặt đứt vàng, dịch chữ đoạn kim 斷金. Kinh Dịch có câu: “Hai kẻ đã một lòng, thì sắc bén có thể chặt đứt được vàng.” (二人同心其利斷金). Chữ đoạn theo truyền thống giải âm thường được đối dịch bằng từ đứt. Ví dụ: Bằng vượn kêu dấu con, gan lòng đứt làm tám tấc ← 如猿啼愛子寸寸斷肝腸 (Phật Thuyết 15b9). Tiếng dế ngâm xui đứt ngọn bạch dương 蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 16a10). Mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu đứt mà lại nối 而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾而復續 (TKML i 11a1). Đoạn đứt tài may, liệt bày thao giấu (Tam Thiên Tự: 102). Đứt vàng chăng trớ câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. (Bảo kính 178.3).
ươn hèn 閑咹
◎ Phiên khác: an nhàn (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, PL). Nay theo MQL. Chữ “ươn” còn được viết bằng “胺” [Taberd 1838: 576; Paulus của 1895: 529]. Xét, chữ “ươn” vốn có nghĩa là “không tươi” thường dùng cho “thịt cá”.
tt. <từ cổ> nhún mình, chịu nhún, chịu nhường, chịu nhịn. “ươn mình: khó ở. Ươn tài: dở, hèn” [Paulus của 1895: 529], ngày nay có sắc thái tiêu cực. Ở thế ươn hèn chăng có sự, nghìn muôn tốn nhượng chớ đua tranh. (Bảo kính 136.8). Ý nói: ở trong cuộc sống phải biết nhún mình thì sẽ không có việc gì không hay xảy ra, muôn nghìn điều nhường nhịn nhau chớ có tranh giành. Ss một điều nhịn chín điều lành. Tng. hiểu như vậy sẽ hợp với ý tứ của toàn bài về sự “gương báu răn dè”. Còn phiên là “an nhàn” vừa không đúng về văn tự, vừa không hợp với ngữ cảnh, vì bài này không có câu nào nói về việc ở ẩn nhàn rỗi.
mạc 模
◎ (sic) < 摸. Phiên khác: mua (TVG, BVN).
đgt. <từ cổ> vẽ, tô, “mặt mạc: mặt nạ” (Béhaine 1773: 350, 279), “mạc: peindre” (Gustave Hue). Chinh phu tử sĩ mấy người, nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn (Đặng Trần Côn- Chinh phụ ngâm) dịch từ câu Chinh nhân mạo  thùy đan thanh, Tử sĩ hồn  thùy ai điếu (征人貌誰丹青, 死士魂誰哀弔), chữ “mạc mặt” dùng để dịch chữ “mạo” và “đan thanh”, trong đó “đan thanh 丹青, tức chu sa hay đan sa có mầu hồng, và thạch thanh một khoáng chất có mầu xanh, là những bột vẽ, nên có nghĩa là hội họa, là vẽ, là sử sách”. (PX Hy 2006). Cội cây la đá lấy làm nhà, Lân các ai hầu mạc đến ta. (Thuật hứng 54.2)‖ Bút thiêng Ma Cật, tay khôn mạc, Câu kháo Huyền Huy, ý chửa đông. (Thủy thiên nhất sắc 213.5)‖ hộ tượng: tượng vẽ mạc chưng mặt người (CNNA 44b).
duôi 唯
◎ Phiên khác: xui (TVG, BVN), roi (ĐDA). Nay theo Schneider, MQL, PL.
đgt. <từ cổ> khinh, rẻ, trong “dể duôi: khinh dể” [Paulus Của 1895: 252]. Như vậy, dể gốc Hán, duôi gốc Việt. Khong khảy kẻ cười cùng kẻ thốt, Khó khăn người dể miễn người duôi. (Tự thán 106.6).x. dể.
lác 落
◎ (lạc). Kiểu tái lập: mlác, ml- > nh- cho âm nhác (trong nhác trông), ml- > l- cho âm lác, đọc trại thành liếc. Tày: léc (thoáng nhìn, liếc nhìn) [HTA 2003: 287]. Phiên khác: lác: lác đác (TVG, ĐDA, MQL, NTN), lạc: rụng (BVN, Schneider). Nay theo NH Vĩ (2011b: 324- 326). nhác, liếc.
đgt. <từ cổ> nhìn, ngắm, chuẩn đối với chữ vào (động từ) ở câu dưới. Khách đến, vườn còn hoa lác, Thơ nên, cửa thấy nguyệt vào. (Mạn thuật 35.5).